tailieunhanh - Thuyền độc mộc trong đời sống văn hóa của người Gia Rai
Người Gia Rai (Jơ Rai) cư trú tập trung tại tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, là cư dân bản địa tại khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Nhiều pley (buôn) của người Gia Rai sinh sống ở hai bên bờ sông Đăk Bla, xung quanh hồ chứa nước thủy điện Ialy, Sê San, hồ nước ngọt T’nưng (Biển Hồ), nên từ lâu, thuyền độc mộc là phương tiện đi lại, vận chuyển nông sản chủ yếu của đồng bào. Thuyền được làm từ nguyên một cây gỗ lớn. Gắn với chiếc thuyền độc mộc, ngoài quy trình chế tác, cách thức sử dụng, người Gia Rai còn có nhiều nghi lễ, phong tục tập quán , thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa con người với rừng và nước. | DBM=MA>I@MJMI@MJMI@MJM;IMJM4EM26LMF7LMK3CM KEMF5HMHK1 nên đồng bào cứ theo tập tục đó mà làm". Chị Y Ký (53 tuổi, xã Sa Nhơn, Sa Thầy, Kon Tum) cũng chia sẻ: “Khi có người ốm đau, cưới xin, tang ma mà thuyền nhà mình mới đẽo xong chưa kịp làm lễ cúng thuyền nhưng có người yêu cầu giúp đỡ thì mình cũng phải giúp đỡ họ. Tuy nhiên, mình sẽ cho người nhà mình chèo lên trên thuyền trước rồi chở qua sông để lấy may, sau đó mới cho người ngoài lên thuyền. Mình làm như vậy, vừa giải được cái xui (bía hgam) vừa giữ được sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng" Thông thường, thuyền độc mộc đi trên sông hay hồ có nước phẳng lặng thì chỉ cần có một người chèo thuyền. Nếu đi trên khúc sông có nước chảy cuộn hay chảy xiết, có nhiều đá ngầm. thì đòi hỏi phải có hai người cùng chèo. Người ngồi mũi thuyền (dơ gõ ka) có nhiệm vụ chèo lái con thuyền đi cho đúng hướng, tránh va chạm vào đá ngầm hay đi vào dòng nước cuốn. Người ngồi phía đuôi thuyền (dơ gõ ku) phối hợp nhịp nhàng với người ngồi phía mũi thuyền để chèo lái con thuyền tránh bị lật; trong đó, người ngồi phía đuôi thuyền là quan trọng nhất. Ngược lại, nếu chèo thuyền đi trên sông hay hồ để quăng chài, thả lưới thì người đứng trên mũi thuyền thường quan trọng hơn, nếu họ đứng hay ngồi không cân bằng sẽ làm cho thuyền bị chòng chành, dễ lật thuyền. Trong quá trình sử dụng, nếu thuyền bị hư hỏng, đồng bào Gia Rai thường tận dụng phần/đoạn thuyền còn tốt để làm máng cho lợn, trâu, bò ăn hoặc mang về để dưới gầm nhà rông (bùi mơng) để cho gia đình nào có nhu cầu làm mái che nhà mồ (ngã brơi góp yang atâu) cho người thân thì lấy về đặt lên trên mộ. Như vậy, có thể tạm khẳng định, do những điều kiện tự nhiên và gắn liền với phong tục, tập quán văn hóa tộc người nên thuyền độc mộc của người Gia Rai nói riêng và các dân tộc người ở Bắc Trường Sơn nói chung, có nhiều điểm tương đồng với thuyền độc mộc của các dân tộc miền núi phía Bắc, đó là đều đẽo nguyên từ thân một cây gỗ, kiểu dáng và kỹ thuật đẽo thuyền. Sự .
đang nạp các trang xem trước