tailieunhanh - Bước đầu tìm hiểu về hệ thống giếng cổ Champa
Hệ thống giếng cổ là một loại hình di sản văn hóa độc đáo của người Champa xưa, tồn tại cho đến ngày nay. Bài viết bước đầu khảo tả, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa mang đậm bản sắc của người Champa, cũng như công năng thiết yếu của giếng cổ - một hệ thống thủy lợi quan trọng phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người Champa. | DBM=MA>I@MJMI@MJMI@MJM;IMJM4EM26LMF7LMK3CMF5HMHK1 về thổ nhưỡng, phong thủy, để có thể chọn được những nguồn nước mạch, ngọt trong lòng đất, kể cả những vùng cồn cát, hải đảo ven biển, mà ngày nay kỹ thuật của chúng ta cũng chưa chắc đạt được. Trong ý nghĩa đó, hệ thống giếng cổ Champa thật sự là một trong những thành tựu nổi bật của một nền văn minh từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, hơn thế nữa, sự thừa hưởng và tiếp nối các giá trị văn minh này sẽ là một phần hữu ích trong sự phát triển hiện nay. 5. Kết luận Tìm hiểu về hệ thống giếng cổ Champa không chỉ là tìm hiểu về các yếu tố khoa học, kỹ thuật hay thủy lợi mà còn tìm hiểu về lịch sử - văn hóa của người xưa dưới cái nhìn của khảo cổ học lịch sử. Qua đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn mới về nền văn minh Champa, một nền văn minh trước đây vẫn luôn được biết đến với những công trình nghệ thuật bằng gạch phục vụ cho tôn giáo. Trong khuôn khổ của một bài viết có tính chất khái lược và sơ khởi, chúng tôi chỉ dừng lại ở công việc thống kê, khảo tả sơ lược về hệ thống giếng cổ Champa ở miền Trung Việt Nam, những chỉ dấu ban đầu, đồng thời, nêu lên một số đặc trưng chung nhất của hệ thống giếng này và cuối cùng, nhấn mạnh đến vai trò của giếng cổ để chứng minh ý nghĩa của nó đối với sự hình thành nền văn minh Champa. Trên tinh thần đó, vượt trên các giá trị về lịch sử và văn hóa, hệ thống giếng cổ Champa như còn để lại cho hôm nay bài học giá trị về sự phát triển bền vững./. X_c_J Chú thích: 1- M. Colani,“Anciennes irrigations et bassins dans le Dolinh (Quang-tri)”, Cahiers de l'EcoleFrançaised’Extrême-Orient () 10-1 (1937), pp. 18 - 19; M. Colani, “Emploi de la pierre en des temps reculés: Annam, Indonésie, Assam”, trong BAVH XXVII-1, (1940), pp. 1 - 250; Nhiều tác giả, Lễ nghi nông nghiệp truyền thống của người Chăm - Raglai, Nxb. Nông nghiệp, H, 2010. 2- Trần Quốc Vượng, “Từ cái nhìn thánh địa Mỹ Sơn”, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học về di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam, tháng 9/1998, tr. 38. 3- Dẫn theo: .
đang nạp các trang xem trước