tailieunhanh - Tìm hiểu về chủ nghĩa Marx mới và trào lưu xã hội dân chủ ở phương Tây đương đại

Bài viết trình bày về các yếu tố hợp lý của chủ nghĩa Marx truyền thống, đồng thời tìm cách sử đổi mở rộng, kết hợp nó với hệ thống chính trị kinh tế đương đại. chủ nghĩa Marx mới tuy không phải là nguồn gốc, nhưng nó bổ sung cơ sở lý luận cho trào lưu dân chủ với hai khuynh hướng: CNXH dân chủ và dân chủ xã hội,. bài viết. | Tìm hiểu về chủ nghĩa Marx mới và trào lưu xã hội dân chủ ở phương Tây đương đại Nguyễn Tấn Hùng(*) Tóm tắt: Chủ nghĩa Marx mới kế thừa những yếu tố hợp lý của chủ nghĩa Marx truyền thống, đồng thời tìm cách sửa đổi, mở rộng, kết hợp nó với hệ thống chính trị và kinh tế đương đại. Chủ nghĩa Marx mới tuy không phải là nguồn gốc, nhưng nó bổ sung cơ sở lý luận cho trào lưu xã hội dân chủ với hai khuynh hướng: CNXH dân chủ và dân chủ xã hội - hai lập trường chính trị chủ yếu của các đảng thành viên trong Quốc tế XHCN hiện nay. Bài viết phân tích nguồn gốc và những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Marx mới và đặc điểm của các đảng chính trị và tổ chức quốc tế của trào lưu xã hội dân chủ, nhằm góp phần tìm hiểu sâu sắc hơn về phong trào XHCN trên thế giới hiện nay. Từ khóa: Chủ nghĩa Marx mới (neo-Marxism), CNXH dân chủ (democratic socialism), Chế độ dân chủ xã hội (social democracy), Quốc tế XHCN (Socialist International) 1. Khái niệm về chủ nghĩa Marx mới (*) Thuật ngữ “chủ nghĩa Marx mới” (neo-Marxism, hiện nay còn có tên postMarxism - chủ nghĩa hậu mác xít) bao gồm những khuynh hướng tư tưởng có điểm chung là thừa nhận và vận dụng một số vấn đề lý luận cơ bản của chủ nghĩa Marx truyền thống, nhưng lại chỉ ra những thiếu sót, khiếm khuyết và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung nó, hay mở rộng, kết hợp nó với một trào lưu triết học khác, hay thậm chí phủ nhận nhiều luận điểm quan trọng của chủ nghĩa Marx truyền thống. Một hình thức chủ nghĩa Marx mới được biết đến tương đối rộng rãi là trường phái Frankfurt (Frankfurt school) ra đời từ (*) ., Viện Nghiên cứu kinh tế-xã hội, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng; Email: ngthung46@ những năm 1920 tại Viện Nghiên cứu xã hội thuộc trường Đại học Frankfurt, Đức. Trong thời gian Đức Quốc xã nắm chính quyền, nhiều người thuộc trường phái này di cư sang Mỹ và một số nước khác. Họ tập trung ở trường Đại học Columbia vào năm 1935, sau đó chuyển đến California năm 1941 và phân tán ra nhiều nơi khác. Sau Thế chiến II, một số

TỪ KHÓA LIÊN QUAN