tailieunhanh - Các hợp chất Phenolic và Steroit từ quả thể nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius) ở Việt Nam

Bài viết trình bày về các hợp chất Phenolic và Steroit từ quả thể nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius) ở Việt Nam. Từ dịch chiết metanol của nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius) bằng các phương pháp sắc kí đã phân lập được bốn hợp chất là inoscavin A, daidzin, ergosterol và ergosterol peroxit. Cấu trúc các hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ tử ngoại (UV), phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC và COSY). | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 32, Số 4 (2016) 264-268 Các hợp chất Phenolic và Steroit từ quả thể nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius) ở Việt Nam Nguyễn Tân Thành, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hoàng Văn Trung, Trần Đình Thắng* Khoa Hóa, Trường Đại học Vinh, 182 Lê Duẩn, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Nhận ngày 07 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 7 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Từ dịch chiết metanol của nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius) bằng các phương pháp sắc kí đã phân lập được bốn hợp chất là inoscavin A, daidzin, ergosterol và ergosterol peroxit. Cấu trúc các hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ tử ngoại (UV), phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC và COSY). Từ khoá: Phellinus igniarius, Hymenochaetaceae, inoscavin A, daidzin, steroit. Thiên-Huế. Từ nguồn nguyên liệu nấm tự nhiên ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống - Nghệ An, chúng tôi tiến hành phân lập bằng các phương pháp sắc ký và xác định được cấu trúc các hợp chất inoscavin A, daidzein, ergosterol và ergosterol peroxit từ loài nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius). Cấu trúc hoá học của các hợp chất được làm sáng tỏ bằng sự kết hợp các phương pháp phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ (NMR). Các hợp chất này lần đầu tiên phân lập từ loài nấm thượng hoàng (Phellinus igniarius). 1. Mở đầu∗ Chi Phellinus thuộc họ Hymenochaetaceae phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, châu Phi và Đông Á (đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc), ở Việt Nam có khoảng 26 loài. Một số loài thuộc chi Phellinus được sử dụng như một thành phần bổ sung trong thực phẩm ở khu vực Đông Á [1]. Ngoài ra, các loài P. linteus, P. ribis và P. igniarius được sử dụng trong các bài thuốc để chữa bệnh rối loạn chức năng tiêu hóa, tiêu chảy, xuất huyết, dị ứng, bệnh tiểu đường, ung thư, nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, và viêm loét [1, 2, 3, 4]. Thành phần hóa học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN