tailieunhanh - Phát hiện Sê Pôn và vấn đề mới đặt ra
Sê Pôn là tên một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Xa Vẳn Na Khệt, cách biên giới Việt Nam vào khoảng 40km theo đường chim bay, cách cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh Quảng Trị khoảng 90km. Hiện nay, cư trú trên địa bàn là người Phu Thay, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, còn được gọi là nhóm người Lào Lum, chiếm đến 70% dân số. Ngoài ra, còn có người Môn - Khơ Me bản địa cư trú trước khi người Tày - Thái thiên di đến. | Tr nh Sinh: PhŸt hi n S˚ P“n. 96 PHÁT HIỆN SÊ PÔN VÀ VẤN ĐỀ MỚI ĐẶT RA . TR NH SINH* G ần đây, tại khu vực khai thác mỏ đồng - vàng Sê Pôn, đã phát hiện được một số di tích khai thác mỏ thời cổ. Đáng chú ý, nơi đây đã phát hiện một số trống đồng dạng Đông Sơn trong lòng đất. Điều này đã khiến các nhà khoa học Lào, Việt Nam và thế giới coi là một trong những phát hiện khảo cổ học lớn nhất trong những năm gần đây về luyện kim thời cổ, về văn hóa và lịch sử của các tộc người trong khu vực. Sê Pôn là tên một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Xa Vẳn Na Khệt, cách biên giới Việt Nam vào khoảng 40km theo đường chim bay, cách cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh Quảng Trị khoảng 90km. Hiện nay, cư trú trên địa bàn là người Phu Thay, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, còn được gọi là nhóm người Lào Lum, chiếm đến 70% dân số. Ngoài ra, còn có người Môn - Khơ Me bản địa cư trú trước khi người Tày - Thái thiên di đến. Mỏ đồng - vàng Sê Pôn được biết đến từ thời Pháp thuộc. Nhưng, gần đây, mới được khai thác lớn. Trữ lượng của mỏ thuộc loại khổng lồ, trải dài trên diện tích . Hiện nay, đã đưa vào khai thác công nghiệp với diện tích 30km2. Trong khu vực này, đã phát hiện một số di tích và di vật của thời kỳ đồ đá mới cách đây khoảng 1 vạn năm và một số di tích từ thế kỷ thứ XIV trở lại đây. Ngay từ năm 2001 và 2006, cán bộ Cục Di sản văn hóa, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào đã có mặt tại Sê Pôn để tham gia vào việc nghiên cứu * Vi n Kh o c h c khảo cổ học và di sản văn hóa cùng với Đại học James Cook của Australia và Công ty Lane Xang Minerals. Mỗi lần tiến hành điều tra, khảo sát, khai quật còn có sự tham gia của Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch của tỉnh Xa Vẳn Na Khệt, cán bộ văn hóa huyện và Khoa Lịch sử và Khảo cổ học của Đại học Quốc gia Lào. Năm 2006, các nhà khảo cổ học Lào và Australia đã khai quật địa điểm Phu Khạ Nông và tìm được di tích khai mỏ thời cổ: có khoảng 100 hố sâu 20 35cm, đường kính mỗi hố khoảng 1,8 - 2m, các hố cách nhau khoảng 50cm - 1m.
đang nạp các trang xem trước