tailieunhanh - Một số kết quả nghiên cứu về tốc độ tích tụ trầm tích phần chân châu thổ Mê Kông và thềm kế cận

Trong nghiên cứu này, một số kết quả tính toán tốc độ tích tụ trầm tích trên phần châu thổ ngầm của sông Mê Kông đã được thực hiện dựa trên kết quả đo hoạt độ 210Pb và 137Cs của hai lõi mẫu SO187-3-92 và SO187-3-104. | 35(1), 10-18 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2013 MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TỐC ĐỘ TÍCH TỤ TRẦM TÍCH PHẦN CHÂN CHÂU THỔ MÊ KÔNG VÀ THỀM KẾ CẬN NGUYỄN TRUNG THÀNH1, PHÙNG VĂN PHÁCH1, LÊ NGỌC ANH1, NGUYỄN TRUNG MINH2, BÙI VIỆT DŨNG3, NGUYỄN QUANG LONG4 E-mail: thanhtramtich@ 1 Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Viện Dầu Khí, Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam 4 Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ Ngày nhận bài: 29 - 8 - 2012 1. Mở đầu Sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua sáu quốc gia bao gồm Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan và Việt Nam trước khi đổ vào Biển Đông. Sông Mê Kông dài khoảng 4880 km và có diện tích lưu vực [26]. Lưu lượng nước sông chảy ra biển trung bình là 470km3/năm với lưu lượng vận chuyển trầm tích là 160 × 106 tấn/năm và được xếp thứ 10 trên thế giới dựa trên cơ sở của dòng chảy trung bình hàng năm tại cửa sông [10, 11]. Sông Mê Kông phân thành hai nhánh lớn khi chảy vào Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền chảy ra Biển Đông qua sáu cửa sông bao gồm Cung Hầu, Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai, Cửa Đại và Cửa Tiểu, trong khi đó sông Hậu chảy ra biển qua hai cửa sông là Định An và Tranh Đề. Châu thổ sông Mê Kông có hình dạng tam giác, bắt đầu từ Kompong Cham, Campuchia, bao phủ diện tích khoảng 49500 km2. Trong đó, diện tích châu thổ trên lãnh thổ Việt Nam chiếm khoảng 74% vẫn thường được gọi là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL cung cấp gần một nửa sản lượng lúa gạo cho Việt Nam, khoảng 20 triệu tấn/năm và trên một nửa sản lượng xuất khẩu thủy sản [27]. Dân số trên ĐBSCL là khoảng 17 triệu người. Đây là vùng có mật độ dân số cao hàng thứ hai của Việt Nam với mật độ trung bình 423 10 người/km2, chiếm 21% dân số quốc gia. Vùng châu thổ là vùng trọng điểm về kinh tế bởi nó đóng góp diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, khu vực này với độ cao phần lớn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.