tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5 trang 91 SGK Hóa học 9

Tài liệu được biên soạn với các gợi ý đáp án và cách giải bài tập trang 91 SGK sẽ giúp các em ghi nhớ và khắc sâu nội dung chính của bài học để từ đó vận dụng vào việc giải bài tập. Mời các em tham khảo tài liệu để hoàn thiện bài tậ một cách dễ dàng và nắm thêm những phương pháp giải bài tập nhanh, chính xác. | Bài 1 trang 91 SGK Hóa học 9 Hãy lấy thí dụ chứng tỏ rằng H2CO3 là axit yếu hơn HCl và là axit không bền. Viết phương trình hoá học. Hướng dẫn giải bài 1 trang 91 SGK Hóa học 9: Phản ứng chứng tỏ H2CO3 yếu hơn HCl là phản ứng giữa HCl và muối cacbonat: axit cacbonic bị axit HCl mạnh hơn đẩy ra khỏi muối. Axit H2СO3 tạo thành bị phân hủy ngay thành khí CO2 và H2O chứng tỏ rằng H2CO3 là axit không bền. Thí dụ: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O Bài 2 trang 91 SGK Hóa học 9 Dựa vào tính chất hoá học của muối cacbonat, hãy nêu tính chất của muối MgCO3 và viết các phương trình hoá học minh hoạ. Hướng dẫn giải bài 2 trang 91 SGK Hóa học 9: MgCO3 là muối cacbonat trung hòa, không tan trong nước, nên có các tính chất hóa học sau: - Tác dụng với dung dịch axit manh hơn axit cacbonic, thí dụ: MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + CO2+ H2O - Bị nhiệt phân hủy MgCO3 –tº→ MgO + CO2 Bài 3 trang 91 SGK Hóa học 9 Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi hoá học sau: C —> CO2 —> CaCO3 —> CO2 Hướng dẫn giải bài 3 trang 91 SGK Hóa học 9: (1) С + O2 –tº→ CO2 (2) CO2 + CaO –tº→ CaCO3 (3) CaCO3 –tº→ CaO + CO2 Bài 4 trang 91 SGK Hóa học 9 Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau. a) H2SO4 và KHCO3; d) CaCl2 và Na2CO3. b K2CO3 và NaCl; e) Ba(OH)2 và K2CO3. c) MgCO3 và HCl. Giải thích và viết các phương trình hoá học. Hướng dẫn giải bài 4 trang 91 SGK Hóa học 9: Những cặp có xảy ra phản ứng là a), b), d), e) và g), vì đây là những phản ứng trao đổi, trong số sản phẩm tạo thành có chất không tan hay chất khí. a) H2SO4 + 2KHCO3 -> K2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O b) CaCl2 + Na2CO3 -> 2NaCl + CaCO3↓ c) MgCO3 + 2HCl -> MgCl2 + CO2 ↑ + Н2О d) Ba(OH)2 + K2CO3 -> BaCO3 ↓+ 2KOH e) Ca (HCO3)2 + Ca(OH)2 -> 2CaCO3 ↓+ 2H2O - Cặp không xảy ra phản ứng là c) K2CO3 và NaCl, vì không chất không tan hay chất khí nào tạo thành. Bài 5 trang 91 SGK Hóa học 9 Hãy tính thể tích khí CO2 (đktc) tạo .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN