tailieunhanh - Đề thi KS kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Hóa học lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 209

Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo Đề thi KS kiến thức THPT năm 2017-2018 môn Hóa học lớp 12 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - Mã đề 209 để đạt được điểm cao trong kì kiểm tra sắp tới. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: HÓA HỌC – LỚP 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề MÃ ĐỀ 209 Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Xenlulozơ. B. Tinh bột. C. Saccarozơ. D. Glucozơ. Câu 2: Cacbon không phản ứng được (khi đun nóng) với chất nào sau đây? A. Al2O3. B. Fe2O3. C. H2. D. CO2. Câu 3: Thuốc thử được dùng để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch saccarozơ là A. dung dịch NaOH. B. quỳ tím. C. dung dịch HCl. D. dung dịch brom. Câu 4: Đun nóng hỗn hợp gồm glyxin và alanin. Số đipeptit mạch hở thu được tối đa là A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 5: Polime nào sau đây được dùng làm chất dẻo? A. Poliisopren. B. Polietilen. C. Polibutađien. D. Poli(hexametylen ađipamit). Câu 6: Tiến hành trùng hợp 1,0 tấn etilen với hiệu suất phản ứng trùng hợp là 70%. Khối lượng polietilen thu được là A. 2,8 tấn. B. 1,0 tấn. C. 0,5 tấn. D. 0,7 tấn. Câu 7: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3? A. Fe(NO3)3 + KOH. B. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4. C. Fe(NO3)3 + Fe. D. Fe2(SO4)3 + KI. Câu 8: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp X (đốt nóng) gồm Fe2O3, Al2O3, ZnO, CuO đến phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chất rắn Y gồm A. Fe, Al2O3, ZnO, Cu. B. Al, Fe, Zn, Cu. C. Al2O3, Fe, Zn, Cu. D. Fe2O3, Al2O3, ZnO, Cu. Câu 9: Phân lân có chứa nguyên tố dinh dưỡng là A. nitơ. B. kali. C. photpho. D. canxi. Câu 10: Chất nào dưới đây là chất điện li mạnh? A. C2H5OH. B. Na2CO3. C. Fe(OH)3. D. CH3COOH. Câu 11: Công thức phân tử của etilen là A. C3H4. B. C2H4. C. CH4. D. C4H4. Câu 12: Poli(vinyl axetat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH2=C(CH3)-COO-CH3. B. CH3-COO-C(CH3)=CH2. C. CH3-COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3. Câu 13: Chất nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao nhất? A. (C2H5)2O. B. CH3CHO. C. CH3COOH. D. C2H5OH. Câu 14: Cho các chất: FeO, FeCO3, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3. Số chất bị dung dịch HNO3 loãng oxi hóa là A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu .