tailieunhanh - Giao tiếp ngôn ngữ trong hoạt động xã hội của Pháp và Việt Nam (phân tích qua ngữ liệu tục ngữ và ca dao)

Bài viết "Giao tiếp ngôn ngữ trong hoạt động xã hội của Pháp và Việt Nam (phân tích qua ngữ liệu tục ngữ và ca dao)" trình bày về các nội dung: sự đối lập cơ bản giữa im lặng và lời nói, những cung bậc cao thấp từ thinh lặng đến đa ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | QUAN HỆ VIỆT NAM - CHAU Âu GIAO Tiếp NGÔN NGỮ TRỌNG HOẠT ĐỘNG xã HỘI CỦA PHÁP Và VIỆT IĨ0M PHÂN TÍCH QUA NGỪ Liệu TỤC NGỮ víí CA DAO TS. Phạm Thị Anh Nga Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế Vai trò của lời nói trong giao tiếp xã hội là một thành tố cơ bản để xác định và phân loại các dân tộc ngữ ethnolecte như cầc nhà miêu tả dân tộc học đã nhân ra ngay từ những nghiên círu đầu tiên của mình. Cũng như Platon thụở xưa Hymes phân biệt một bên là những người dân Aten Athéniens đa ngôn và một bên là những người xpáctơ Spartiates ngắn gọn . Nhưng tất nhiên sự phân loại này chỉ có tính tương đối và trên trục dài - ngắn lời verbosité này có nhiều cung bậc cao thấp khác nhau 2 . Xét về vai trò cùa ngôn ngữ trong đời sống xã hội c. Kerbrat-Orecchioni phân biệt hai kiểu văn hoá 1 Văn hoá của những dân tộc ít giao tiếp không tán thành cách nói nãng dông dài họ gán cho sự im lặng những đức tính về đối thoại valeurs interlocutives cao hơn và giao tiếp rất ít trong suốt cuộc đời. Những dân tộc này rất dè sẻn các cơ hội tiếp xúc và trọng vọng sự im lặng 2 Văn hoá của những dân tộc liến thoắng volubile đối với các dân tộc này sự im lặng mang ý nghĩa đe doạ và toàn bộ cuộc sống xã hội được trung gian hoá bằng ngồn ngữ. Có quyền lực hay không phần lớn là nhờ ở tài ăn nói c. Kerbrat-Orecchioni khẳng định Không thể chối cãi là người Pháp chúng ta thuộc về loại dân tộc lắm lời này và đối với chúng ta phần lớn các tình huống xã hội thường nhật ăn uống thăm viếng. thường có đầy tràn thậm chí đầy ứ một thông lượng liên tục lời nói. 2 Ở đây chúng ta thử nghiên cứu qua phân tích ngữ liệu tục ngữ ca dao cũng như một số châm ngôn xem về phương diện giao tiếp ngôn ngữ trong hoạt động xã hội này Việt Nam và Pháp có thể được đặt vào vị trí nào ở cung bậc nào trên trục dài - ngắn lời . 1. Sự đôi lập cơ bản giữa im lặng và lời nói Xem xét tục ngữ ca dao TNCD Việt Nam chúng ta có thể nhân thấy sự im lặng được người Việt Nam đánh giá cao hơn so với lời nói Tri-giả bất ngôn ngôn giả bất tri .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN