tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 30 SGK Sinh 10

Tài liệu tóm tắt lý thuyết Axit nuclêic và hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 30 SGK Sinh học 10 có đáp án chi tiết sẽ giúp các em nắm được nội dung cốt lõi của bài học về Axit nuclêic của chương 1 Thành phần hóa học của tế bào. Mời các em cùng tham khảo! | Dưới đây là đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 30 SGK Sinh 10: Axit nuclêic” sẽ giúp các em hình dung nội dung tài liệu chi tiết hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 25 SGK Sinh 10"Bài 1: (trang 30 SGK Sinh 10)Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và án và hướng dẫn giải bài 1:Sự khác biệt giữa cấu trúc ADN và ARN là:ADN: là chuỗi xoắn kép (gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit). Đơn phân của ADN là A (Ađênin), T (Timin), G (Guanin), X (Xitozin), trong thành phần của nó có đường đêôxribôzơ (C5H10O4).ARN: Cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit. Đơn phân của ARN là A (Ađênin), U (Uraxin), G (Guanin), X (Xitôzin), trong thành phần của nó có đường ribôzơ (C5H10O5)._Bài 2: (trang 30 SGK Sinh 10)Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:Nếu phân tử ADN quá bền vững thì trong giảm phân rất khó x=y ra sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em, khó xảy ra sự hoán vị gen tương ứng, rất khó tạo ra các biến dị tổ hợp để cung cấp nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên. Đồng thời, nếu quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì không tạo ra được các đột biến cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và làm cho sinh giới không thể đa dạng như ngày 3: (trang 30 SGK Sinh 10)Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:Các enzim có thể sửa chữa những sai sót về trình tự các -nuclêôtit trên phân tử ADN là vì mỗi phân tử ADN gồm 2 chuỗi: pônuclêôtit kết hợp với nhau theo NTBS. Đó là A của mạch đơn này liên kết với T của mạch đơn kia bằng 2 liên kết hiđrô, G của mạch đơn này liên kết

TỪ KHÓA LIÊN QUAN