tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh tiểu học" đưa ra những biện pháp để học sinh tiểu học yêu thích học hát các bài dân ca; đồng thời, giúp các em nhận ra những giá trị văn hóa to lớn, tìm hiểu sâu hơn, tăng cường vốn hiểu biết về kho tàng dân ca Việt Nam, từ đó các em thêm trân trọng, yêu quý và biết lưu giữ những điệu hồn của dân tộc Việt. . | Trường TH Krông Ana SKKN: Một số kinh nghiệm dạy hát dân ca cho học sinh Tiểu học I. Phần mở đầu . Lý do chọn đề tài Trong kho tàng âm nhạc dân gian của nước ta, dân ca được xem là di sản văn hóa của dân tộc. Là quốc gia của một cộng đồng với 54 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc đều có đặc điểm địa lý, khí hậu, điều kiện, hoàn cảnh sống khác nhau. Điều đó đã sản sinh ra những bài dân ca mang hương sắc riêng, tô điểm thêm cho kho tàng dân ca Việt Nam. Cái hay, cái đẹp, cái tinh túy của dân ca đã được nhân dân ta chắt lọc, mài dũa, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Dân ca đã gắn bó với cuộc sống con người, đi vào đời sống tinh thần, tham gia vào các sinh hoạt văn hóa, lao động hàng ngày của mỗi người dân lao động. Ngay từ thuở ấu thơ, mỗi trẻ em trong cộng đồng dân tộc Việt đã được tắm mình trong những âm điệu ngọt ngào, thiết tha của những câu hát ru. Những làn điệu dân ca tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng miền đã làm rung động tâm hồn mỗi người dân Việt. Cho đến ngày nay, những di sản nghệ thuật quý báu ấy vẫn là những nguồn sữa dinh dưỡng để bồi bổ, nuôi dưỡng tâm hồn cho mỗi con người, nhất là trong bối cảnh của thời kì hội nhập và toàn cầu hóa, khi mà sự giao thoa và tiếp biến các giá trị văn hóa nói chung và văn hóa dân gian nói riêng đã tạo nên những trào lưu mới trong xã hội, và cũng tạo nên những ảnh hưởng không ít tớ i sự hình thành và phát triển những nét tâm lý, tính cách của thế hệ trẻ. Hát dân ca là một trong những tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, đã và đang được gìn giữ, phát triển. Đối với giáo dục, các bài hát dân ca đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên, trong chương trình môn Âm nhạc của bậc Tiểu học thì các bài hát dân ca còn rất ít. Do vậy sự hiểu biết của các em học sinh Tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng. Mặt khác sự xâm nhập tràn lan của những dòng nhạc hiện đại, nhạc giải trí đã khiến cho các em ít quan tâm tới việc lưu giữ các làn điệu dân ca riêng của quê hương mình. Trong những năm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.