tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4
Sáng kiến kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu nhằm khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo, tích cực chủ động của học sinh, giúp giáo viên có một số biện pháp để dạy tốt hơn phân môn Lịch sử; đồng thời trang bị, cung cấp cho học sinh những biện pháp để học môn Lịch sử, để các em hiểu và yêu thích phân môn này; góp phần tạo cho học sinh biết quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào, ghi nhớ công ơn của tổ tiên, với những người có công với Tổ quốc. . | Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 4 I. Phần mở đầu I. 1. Lí do chọn đề tài Ngày 1 tháng 2 năm 1942 trên báo Việt Nam độc lập, phát hành tại chiến khu, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết bài “Nên học sử ta”. Mở đầu bài báo Bác viết: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Là một người dân Việt Nam yêu nước, mỗi chúng ta phải yêu và hiểu biết về lịch sử của đất nước, của dân tộc mình. Chính vì vậy mà trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục học sinh (HS) tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống của dân tộc. Học Lịch sử để biết được cội nguồn dân tộc, quá trình đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, quá trình lao động sáng tạo của cha ông, để biết quý trọng những gì mình đang có, biết ơn những thế hệ cha ông đã làm ra nó và ngày càng làm giàu thêm truyền thống dân tộc. Môn Lịch sử ở tiểu học nói chung, môn Lịch sử lớp 4 nói riêng đều nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước (khoảng năm 700 trước công nguyên) đến năm 1858. Dạy Lịch sử là bước đầu hình thành cho học sinh các kĩ năng quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn thông tin khác nhau. Góp phần bồi dưỡng ở học sinh thái độ và thói quen: ham học hỏi, tìm hiểu để biết các kiến thức về Lịch sử dân tộc Việt Nam và thêm yêu mến tự hào về lịch sử dân tộc. Lịch sử là môn học hỗ trợ đ c lực cho các môn học khác, nó không ch có tác dụng quan trọng trong việc phát triển trí tuệ mà còn cả giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, th m m với những người thật, việc thật, là cơ sở vững ch c cho việc giáo dục niềm tin, lý tưởng ã hội chủ nghĩa, truyền thống dân tộc, truyền thống yêu nước, giáo dục tinh thần và thái độ lao động đúng đ n, lòng biết ơn với tổ tiên, với những người có công với Tổ quốc. Do vậy
đang nạp các trang xem trước