tailieunhanh - Ebook Nhật ký trong tù: Phần 1 - Nam Trân dịch
Nhật ký trong tù là tập thơ bằng chữ Hán của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong những ngày Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trái phép. Nội dung cuốn sách bao gồm bản dịch âm Hán - Việt. Phần 1 sách gồm 40 bài do Nam Trân dịch, đi kèm với bản dịch âm Hán - Việt còn có phần giải thích dịch nghĩa. | NHẬT KÝ TRONG TÙ Nguồn: Hồ Chí Minh – Viết bằng chữ Hán năm 1942 – 1943
Bản dịch của Viện Văn học
In trong sách Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù 1 Bài 1 Thân thể tại ngục trung, Tinh thần tại ngục ngoại; Dục thành đại sự nghiệp, Tinh thần cánh yếu đại. Thân thể ở trong ngục, Tinh thần ở ngoài ngục; Muốn lên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao.
Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao; Muốn lên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao. Nam Trân dịch (Trong nguyên bản, bốn câu thơ này không có đầu đề, chép ở ngoài bìa tập Ngục trung nhật ký cùng hình vẽ hai tay bị xiềng, có lẽ được tác giả coi như một lời đề từ cho toàn tập ) 2 Bài 2 Khai quyển Lão phu nguyên bất ái ngâm thi Nhân vị tù trung vô sở vi Liêu tá ngâm thi tiêu vĩnh nhật Thả ngâm thả đãi tự do thì Mở đầu tập Nhật ký Già này vốn không thích ngâm thơ, Nhân vì trong ngục không có gì làm Hãy mượn việc ngâm thơ cho qua ngày dài Vừa ngâm vừa đợi ngày tự do Ngâm thơ ta vốn không ham, Nhưng vì trong ngục biết là chi đây; Ngày dài ngâm đợi cho khuây, Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do. Nam Trân dịch 3 Bài 3 Tại Túc Vinh nhai bị khấu lưu Túc Vinh khước sử dư mông nhục Cố ý trì diên ngã khứ trình Gián điệp hiềm nghi không niết tạo Bả nhân danh dự bạch hy sinh Bị bắt giữ ở phố Túc Vinh Phố tên Túc Vinh mà khiến ta mang nhục, Cố ý làm chậm trễ hành trình của ta; Bày đặt ra trò tình nghi gián điệp, Không dưng làm mất danh dự của Người. Túc Vinh mà để ta mang nhục, Cố ý dằng dai, chậm bước mình; Bịa chuyện tình nghi là gián điệp, Cho người vô cớ mất thanh danh. Huệ Chi dịch Túc Vinh là tên một phố ở thị trấn huyện Thiên Bảo, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; Tác giả bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt ngày 29/08/1942. Câu 4 đầu bài thơ còn ngụ ý chơi chữ, lấy “mông nhục” (mang nhục) đối lại với “túc vinh” (đủ .
đang nạp các trang xem trước