tailieunhanh - Về chữ nghĩa Thìn, Long, Rồng
Ở Việt Nam, vẫn hay nói năm RỒNG, tuổi RỒNG, cầm tinh con RỒNG. Hiện nay có một số luận chứng ngược lại với cách hiểu cũ để cho Chi Thìn 辰 chính là tên gọi của con RỒNG bằng tiếng Việt cổ và con RỒNG được sáng tạo từ phương Nam, đặc biệt là ở đất Cổ Việt. | NGÔN NGỮ SỐ 7 2012 VỀ CHỮ, NGHĨA THÌN (辰), LONG (龍) và RỒNG ĐINH VĂN TUẤN Năm nay là năm Nhâm Thìn 壬 辰, cũng như mọi năm Thìn 辰, theo truyền thống của các nước Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn, Nhật, trên các phương tiện truyền thông người ta thấy hình tượng con RỒNG được dùng để làm biểu tượng cho năm Thìn. Ở Việt Nam, vẫn hay nói năm RỒNG, tuổi RỒNG, cầm tinh con RỒNG. Hiện nay có một số luận chứng ngược lại với cách hiểu cũ để cho Chi Thìn 辰 chính là tên gọi của con RỒNG bằng tiếng Việt cổ và con RỒNG được sáng tạo từ phương Nam, đặc biệt là ở đất Cổ Việt. Vấn đề này thật ra không đơn giản, người viết cố gắng góp phần tìm hiểu và gợi mở một số suy nghĩ về chuyện chữ nghĩa THÌN 辰, LONG 龍 và RỒNG xem sự thật ra sao ? Trong lịch pháp Trung Quốc thời cổ, Thìn 辰 là Chi thứ 5 trong 12 Địa Chi (Thập nhị Chi) như Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn 12 Địa Chi phối hợp với 10 Thiên Can (Thập Can) như Giáp, Ất, Bính, Đinh để ghi nhớ, tính toán thời gian. 12 Địa Chi ban đầu không phải là những tên gọi của 12 con thú, chúng thuần túy chỉ là tên gọi chỉ thời gian, rồi sau mới phối hợp 12 tên gọi của thú vật dùng làm biểu tượng cho 12 Địa Chi, 12 biểu tượng này được gọi là 12 Sinh Tiếu* 生肖 (Trung Quốc) hay 12 con Giáp (Việt Nam). Những chữ biểu thị thời gian mà sau được gọi là Can và Chi đã xuất hiện sớm nhất với bằng chứng khảo cổ trong các “bốc từ” được khắc trên Giáp cốt văn có từ thời nhà ÂnThương (1766-1122 TCN). Sau đây là chữ 辰 (Chi thứ 5) từ Giáp cốt văn1 (xem hình): Trong bài viết Một vài ý kiến về “An Dương ngọc giản” và vấn đề Thục An Dương Vương [14], học giả Trần Văn Giáp đã dẫn lời khảo thích của học giả Quách Mạt Nhược, (Thích Can Chi, tờ 1) như sau: “Từ Đông Hán (25-220 ) trở về trước, chưa hề có tên gọi “can chi”, người xưa gọi thập can là thập nhật (mười ngày), gọi thập nhị chi là thập nhị thần (mười hai giờ)” và theo tác giả thì: “người sau dùng “chi can” để ghi năm, nhưng người xưa dùng “chi can” để ghi ngày”. Các học giả Trung Hoa đa số đều đồng ý .
đang nạp các trang xem trước