tailieunhanh - Liên từ đối lập Mà trong quan hệ đồng nghĩa với Nhưng
Bài viết này tìm hiểu sự khác biệt liên từ đối lập mà trong quan hệ đồng nghĩa với nhưng. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | NGÔN NGỮ SỐ 7 2012 LIÊN TỪ ĐỐI LẬP MÀ TRONG QUAN HỆ ĐỒNG NGHĨA VỚI NHƯNG VÕ THỊ ÁNH NGỌC* Quan hệ tương phản là một trong những phương pháp biện luận. Bàn về tính biện luận, [3, 225] cho rằng, trong một hành vi phát ngôn, câu được sử dụng hay nói ra nhằm dẫn người nghe/ đọc đến một kết luận nào đó. Chính đặc điểm này làm nên chức năng lập luận của câu. Điều thú vị là trong ngôn ngữ có một số từ tự chúng thực hiện chức năng này. Trong tiếng Việt, mà và nhưng thuộc về số những từ đó, và được gọi là kết tử đối lập như kết tử mais trong tiếng Pháp, but trong tiếng Anh. Một diễn ngôn có chứa một trong các từ này thường diễn tả một sự đối lập hay tương phản lập luận. Có sự phản lập luận là do nội dung nghĩa của phần mà loại kết tử này dẫn vào nghịch hướng với nội dung nghĩa của phần đã nêu ra trước. Sự tương phản được thể hiện dựa trên tri nhận về thế giới khách quan của người nói hay những tiền giả định được gọi là lẽ thường. Với chức năng liên từ đối lập, mà và nhưng được xem là hai từ đồng nghĩa thể hiện sự tương phản giữa hai phần trong biểu ngữ (A mà/ nhưng B). Việc khảo sát cụ thể trên bình diện ngữ nghĩa - cú pháp ngữ dụng cho thấy rằng tuy nhưng và mà cùng diễn tả sự đối lập nhưng chúng không thể thay thế nhau trong mọi tình huống do có sự khác biệt về đặc tính ngữ nghĩa - ngữ pháp giữa chúng, từ đó dẫn đến khác biệt về mức độ và cách diễn đạt ý nghĩa tương phản. Bài viết này sẽ cố gắng tìm hiểu sự khác biệt đó. Trước tiên chúng tôi sẽ trình bày chức năng của một liên từ đối lập theo hai nhà ngữ học Pháp Anscombre và qua việc miêu tả từ đối lập mais trong tiếng Pháp (1) nhằm cung cấp về mặt lí thuyết những tiêu chí chức năng chung của liên từ đối lập có thể áp dụng cho mà và nhưng. Từ đó phân biệt và giải thích những tình huống trong đó mà và nhưng có thể thay thế cho nhau hay còn gọi là tình huống trao đổi (2 và 3) với những tình huống riêng biệt của mà và nhưng (4). 1. Mais trong lí thuyết lập luận của và .
đang nạp các trang xem trước