tailieunhanh - Biểu tượng khởi thủy của Địa Chi Mão là tên gọi con thỏ hay tên gọi con mèo

Bài viết này là một cố gắng tìm hiểu và khảo chứng lại, dựa vào các bằng chứng xác thực từ thư tịch, khảo cổ để thử tìm giải đáp cho câu hỏi: Biểu tượng của Chi Mão, lúc ban đầu là hình tượng và tên gọi con thỏ Trung Quốc hay hình tượng và tên gọi con mèo Việt Nam. | NGÔN NGỮ SỐ 3 2012 BIỂU TƯỢNG KHỞI THỦY CỦA ĐỊA CHI MÃO LÀ TÊN GỌI CON THỎ HAY TÊN GỌI CON MÈO? ĐINH VĂN TUẤN Theo Âm lịch vào những năm thuộc Địa Chi Mão (卯) (như năm Tân Mão), người ta thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở các nước Á Đông có 2 hình tượng khác nhau hiện diện để tượng trưng cho năm Mão: Theo truyền thống, ở Trung Quốc, Đài Loan, đã lấy hình tượng con Thỏ 兔(thố) để làm biểu tượng cho năm Mão nhưng đặc biệt ở Việt Nam, lại là biểu tượng con Mèo, người Việt thường nói năm, tuổi mẹo hay mèo. Trong 12 con giáp của Trung Quốc và Việt Nam, chỉ có con giáp thứ 4 là thật sự khác nhau. Sự khác biệt duy nhất này đã trở thành một đề tài cho một số nhà nghiên cứu Việt Nam tìm hiểu và lí giải, trong đó có một giả thuyết hấp dẫn như muốn khẳng định hình tượng và tên gọi con Mèo của Việt Nam mới chính là khởi thủy của Chi Mão và người Trung Quốc đã tiếp nhận nhưng lại cố ý thay con Thỏ vào chỗ của con Mèo1 [5]. Nhưng sự thật có phải như thế không? Bài viết này là một cố gắng tìm hiểu và khảo chứng lại, dựa vào các bằng chứng xác thực từ thư tịch, khảo cổ để thử tìm giải đáp cho câu hỏi: Biểu tượng của Chi Mão, lúc ban đầu là hình tượng và tên gọi con thỏ Trung Quốc hay hình tượng và tên gọi con mèo Việt Nam. 1. Chi Mão và biểu tượng con Thỏ qua thư tịch, khảo cổ ở Trung Quốc Mão (卯) là Chi thứ 4 trong 12 Địa Chi (Thập nhị Chi) như Tý, Sửu, Dần, Mão trong lịch pháp Trung Quốc thời cổ, 12 Địa Chi phối hợp với 10 Thiên Can (Thập Can) như Giáp, Ất, Bính, Đinh để ghi nhớ, tính toán thời gian. Lịch pháp Trung Quốc với hệ thống Thập Can Thập nhị Chi đã xuất hiện sớm nhất từ thời nhà Thương (1766 - 1122 TCN) với bằng chứng khảo cổ qua Giáp cốt văn. Sau đây là chữ 卯 từ Giáp cốt văn2: "12 Địa Chi ban đầu không phải là những tên gọi của 12 con thú, chúng thuần túy là tên gọi chỉ thời gian". Theo sách Kinh Dịch - Đạo của người Quân tử [4] học giả Nguyễn Hiến Lê đã dẫn ra một quẻ bói từ Giáp cốt văn trích trong cuốn East Asia - The Great tradition (Modern

TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    240    0    24-04-2024
20    249    2    24-04-2024
46    187    0    24-04-2024
14    170    0    24-04-2024
37    154    0    24-04-2024
22    118    0    24-04-2024
11    99    0    24-04-2024
6    95    0    24-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.