tailieunhanh - Vị thế giao tiếp

Ngữ dụng học có sức hấp dẫn đặc biệt đối với những ai yêu thích, học tập và nghiên cứu ngôn ngữ. Sự xuất hiện của lí thuyết Ngữ dụng học và sự ứng dụng thành công lí thuyết đó vào việc nghiên cứu tiếng Việt trong thời gian gần đây đã khiến Ngôn ngữ học trở nên mới mẻ, gần gũi và hấp dẫn hơn. | NGÔN NGỮ SỐ 3 2012 VỊ THẾ GIAO TIẾP TS LÊ ANH XUÂN* ThS VŨ THỊ DUNG** 1. Ngữ dụng học có sức hấp dẫn đặc biệt đối với những ai yêu thích, học tập và nghiên cứu ngôn ngữ. Sự xuất hiện của lí thuyết Ngữ dụng học và sự ứng dụng thành công lí thuyết đó vào việc nghiên cứu tiếng Việt trong thời gian gần đây đã khiến Ngôn ngữ học trở nên mới mẻ, gần gũi và hấp dẫn hơn. Nếu coi Ngữ dụng học là một toà lâu đài thì có thể nói vị thế giao tiếp (VTGT) là một căn phòng bí mật trong đó. Nói là bí mật bởi lẽ, đến hôm nay, căn phòng đó vẫn chưa được nhiều người gõ cửa. Mọi hiểu biết về nó mới chỉ dừng lại ở một vài khái niệm, nhận định sơ khai. Người tiên phong trong việc đưa Ngữ dụng học vào Việt Nam - Đỗ Hữu Châu - cũng là người đầu tiên đưa ra quan niệm về VTGT qua một số ý kiến trong các công trình ([1a]; [1b]; [1c]) như: - "Bên cạnh khái niệm vị thế xã hội (VTXH), còn có khái niệm VTGT. VTGT cũng có mạnh, yếu. Người nào trong một cuộc hội thoại nắm quyền chủ động nêu đề tài diễn ngôn, lái cuộc hội thoại theo hướng của mình, điều hành việc nói năng của những người cùng giao tiếp với mình. thì người đó ở VTGT mạnh. VTGT có thể thương lượng và chuyển giao từ người này sang người kia" [1a,18 - 19]. - "Chúng ta đã nói đến khái niệm VTGT. Có người ở VTGT mạnh, có người ở VTGT yếu. Nếu quan sát kĩ trong các cuộc “đấu hót”, tán gẫu, dường như vẫn có một nhân vật giao tiếp nào đó lợi khẩu hơn cầm trịch đề xuất đề tài, quyết định sự tiếp tục hoặc kết thúc cuộc đấu hót đó. Dù cuộc đấu hót có tự phát tuỳ ý đến đâu đi nữa thì cái gậy chỉ huy vô hình của một người nhạc trưởng không ai cử ra vẫn phát huy tác dụng. Cho nên thường gặp trong những cuộc tán gẫu là sự tranh nhau nêu và áp đặt đề tài diễn ngôn bởi vì áp đặt được đề tài cho cuộc đối thoại có nghĩa là bước đầu giành được VTGT mạnh cho mình" [1a, 203]. - "Trong hội thoại còn có VTGT. Ai là người chủ động điều khiển cuộc thoại, nêu vấn đề, ai là người bị chế ngự trong cuộc hội thoại, tất cả những điều này đều qua thương lượng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN