tailieunhanh - Một số vấn đề cơ bản liên quan đến Luật Biển VN năm 2012

Bài viết phân tích các nội dung cơ bản của Luật Biển VN năm 2012, phân tích hành động của các quốc gia có liên quan đến tranh chấp biển Đông, tác giả đã đề xuất một số vấn đề cấp bách VN cần thực hiện nhằm góp phần thực thi Luật Biển VN năm 2012 trên thực tế, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. | Tham Khảo Một số vấn đề cơ bản liên quan đến Luật Biển VN năm 2012 Bành Quốc Tuấn NCS Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội T rên cơ sở khái quát hóa tình hình tranh chấp chủ quyền biển Đông cũng như các văn bản pháp lý của VN đã ban hành trong thời gian qua nhằm mục đích xác lập chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển đảo, tác giả đã làm rõ sự cần thiết phải ban hành Luật Biển VN năm 2012. Đồng thời, qua việc phân tích các nội dung cơ bản của Luật Biển VN năm 2012, phân tích hành động của các quốc gia có liên quan đến tranh chấp biển Đông, tác giả đã đề xuất một số vấn đề cấp bách VN cần thực hiện nhằm góp phần thực thi Luật Biển VN năm 2012 trên thực tế, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. Từ khóa: Luật Biển VN, tranh chấp chủ quyền biển Đông. Tranh chấp chủ quyền biển đảo đang ngày càng trở nên gay gắt và có nhiều nguy cơ bùng phát thành các cuộc xung đột vũ trang. Tại châu Á, những diễn biến phức tạp gần đây liên quan đến tranh chấp giữa Nhật Bản và TQ đối với quần đảo Sekaku (TQ gọi là Điếu Ngư), tranh chấp giữa Liên bang Nga và Nhật Bản đối với quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Lãnh thổ phương Bắc), tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Dokdo (Nhật Bản gọi là Takeshima), tranh chấp giữa Philipines và TQ đối với bãi cạn Scarborough (TQ gọi là Hoàng Nham), tranh chấp giữa VN và TQ đối với quần đảo Hoàng Sa (TQ gọi là Tây Sa), tranh chấp giữa VN với TQ, Philipines, Malaysia và Đài Loan đối với quần đảo Trường Sa (TQ gọi là Nam Sa) cho thấy chưa bao giờ tranh chấp biển đảo lại gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất như giai đoạn hiện nay. Mỗi nước liên quan đến tranh chấp đều có mục tiêu, yêu sách riêng của mình và vì thế, đều có chiến lược riêng nhằm khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Trong đó, xây dựng và cũng cố các cơ sở pháp lý trong nước nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ là một trong các biện pháp được các nước thường xuyên sử dụng. Là một quốc gia có liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông đối

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.