tailieunhanh - Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020

Trong thời gian qua, Vùng đã có bước phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bài báo đề cập đến những thành tựu nổi bật trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước của Vùng trong thời gian tới. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 TS. Nguyễn Văn Cường Văn phòng Chính phủ V ùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước và là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất của VN. Trong thời gian qua, Vùng đã có bước phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bài báo đề cập đến những thành tựu nổi bật trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội, tăng thu ngân sách nhà nước của Vùng trong thời gian tới. Từ khoá: Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển kinh tế, ngân sách nhà nước. 1. Mở đầu Vùng ĐBSCL nằm ở hạ lưu sông Mê Kông gồm có TP. Cần Thơ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Vùng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của cả nước và là nơi sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn nhất của VN. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, đầu tư, do đó kinh tế của Vùng tăng trưởng cao, văn hóa xã hội có bước tiến bộ. Tuy nhiên, phát triển của Vùng vẫn còn bất cập do nhiều nguyên nhân, Để phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội Vùng ĐBSCL, cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Hiện nay, có nhiều quan điểm địa kinh tế về phân vùng quản lý, nhưng tựu chung đều thống nhất quan điểm, các địa phương có cùng 84 điều kiện địa lý, kinh tế xã hội và tiềm năng, lợi thế phát triển, thì cần có cơ chế, chính sách nhằm phát huy thế mạnh, tạo bước phát triển, từ đó đóng góp và tạo động lực phát triển chung của cả nước. Trong lịch sử phát triển các khu vực địa kinh tế, có nhiều lý thuyết về các vùng kinh tế, trong đó có lý thuyết vành đai nông nghiệp của V. Thumen năm 1883, lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Clark và Fisher, lý thuyết vị trí trung tâm của W. Christaller năm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN