tailieunhanh - Đặc điểm trung gian của nhóm động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến trong Tiếng Việt

Trong hệ thống từ loại động Từ tiếng Việt, có một nhóm động từ mang những đặc điểm ngữ pháp rất đáng chú ý: vừa có đặc tính của động từ nội hướng, vừa có đặc tính của động từ ngoại hướng; thuộc số này là các động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến; việc xác định và phân loại nhóm động từ này hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau. Vậy nhóm động từ này có đặc điểm như thế nào? bài viết. | ĐẶC ĐIỂM TRUNG GIAN CỦA NHÓM ĐỘNG TỪ CHỈ SỰ TỒN TẠI, XUẤT HIỆN, TIÊU BIẾN TRONG TIẾNG VIỆT Tác giả: Thị Thu Hòa Trường Đại học Khoa học – Thái Nguyên Trong vai trò vị ngữ, động từ là trung tâm tổ chức của tuyệt đại đa số câu trong tiếng Việt. Do động từ chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống ngữ pháp như vậy nên khi nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đều đề cập đến từ loại động từ. Nhưng đến nay, trong cách nhìn nhận về bản chất của động từ và các tiểu loại động từ vẫn tồn tại những ý kiến khác nhau, đặc biệt, khi xem xét các hiện tượng trung gian trong phạm trù động từ tiếng Việt. Trong hệ thống từ loại động từ tiếng Việt, có một nhóm động từ mang những đặc điểm ngữ pháp rất đáng chú ý: vừa có đặc tính của động từ nội hướng, vừa có đặc tính của động từ ngoại hướng. Thuộc số này là các động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến. Việc xác định và phân loại nhóm động từ này hiện vẫn còn những ý kiến khác nhau: Có tác giả xếp chúng vào nhóm động từ ngoại hướng, có tác giả xếp chúng vào nhóm động từ nội hướng, lại có tác giả xếp chúng vào nhóm động từ trung tính. Sự chưa thống nhất trong cách nhìn nhận về nhóm động từ này đã gây khó khăn nhất định đối với việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt trong nhà trường. Thực tế trên đây đòi hỏi việc nghiên cứu làm rõ bản chất của nhóm động từ này. 1. Đặt vấn đề. Động từ trung tính đã được Nguyễn Kim Thản đề cập đầu tiên trong cuốn Động từ trong tiếng Việt (1977). Cho đến nay, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, vẫn tồn tại 2 quan điểm chưa thống nhất về động từ trung tính: 1. không thừa nhận sự tồn tại của động từ trung tính (tiêu biểu là các tác giả Diệp quang Ban và Đinh Văn Đức) 2. thừa nhận sự tồn tại của động từ trung tính (tiêu biểu là các tác giả Nguyễn Kim Thản và Nguyễn Văn Lộc). Tác giả Diệp Quang Ban và Đinh Văn Đức đều không đề cập đến tiểu loại động từ trung tính trong các công trình nghiên cứu của Quang Ban trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt chi động từ thành

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.