tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Cơ chế quản lý tài chính ở Tổng công ty sông Đà
Luận án thực hiện nghiên cứu với mục tiêu xây dựng khung lý thuyết về cơ chế quản lý tài chính ở tổng công ty nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, phân tích làm rõ các điểm mạnh và điểm yếu của cơ chế quản lý tài chính ở tổng công ty sông Đà, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính ở tổng công ty sông Đà trong thời gian tới. . | HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG KIM NGỌC CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN THỊ MINH CHÂU Phản biện 1: . . Phản biện 2: . . Phản biện 3: . . Luận á n sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Và o hồ i giờ ngà y thá ng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Dương Kim Ngọc (2012), "Tập đoàn kinh tế nhà nước: Thực trạng và giải pháp phát triển", Tạp chí Thương mại, (13). 2. Dương Kim Ngọc (2012), "Đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các tập đoàn kinh tế", Tạp chí Thương mại, (15). 3. Dương Kim Ngọc (2015), "Mục tiêu quản lý tài chính ở các Tổng công ty nhà nước", Tạp chí Thương mại, (3+4). 4. Dương Kim Ngọc (2015), "Mô hình quản lý tài chính của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với Tổng công ty nhà nước", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (13). 5. Dương Kim Ngọc (2015), "Đổi mới vai trò Tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Kinh tế và quản lý, (14). 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ (XHCN) ở nước ta, các doanh nghiệp (DN) nhà nước nói chung, tổng công ty (TCT) nhà nước nói riêng, có vai trò rất quan trọng. Một mặt, các TCT nhà nước là bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước, giúp thành phần này giữ vai trò chủ đạo. Mặt khác, các TCT nhà nước ở nước ta còn mang trọng trách tạo dựng môi trường cho các quan hệ sản xuất XHCN phát triển, liên kết các DN trong nền kinh tế để tạo nên sức mạnh cạnh tranh, tạo điều kiện để nước ta hội nhập quốc tế thành công. .
đang nạp các trang xem trước