tailieunhanh - Thử nghiệm xây dựng bản đồ chức năng phòng hộ lưu vực trên cơ sở phân tích, đánh giá các đơn vị cảnh quan sinh thái (lấy ví dụ lưu vực sông Chu tỉnh Thanh Hóa)

Nội dung bài viết trình bày việc thử nghiệm xây dựng bản đồ chức năng phòng hộ lưu vực Sông Chu trên cơ sở vận dụng lý thuyết, phương pháp, bộ chỉ tiêu đánh giá đã được xây dựng của các nhà Lâm nghiệp có kết hợp lý thuyết, phương pháp và bổ sung một số chỉ tiêu đánh giá theo quan điểm, phương pháp nghiên cứu cảnh quan sinh thái (CQST). | 35(4), 336-341 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013 THỬ NGHIỆM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CHỨC NĂNG PHÒNG HỘ LƯU VỰC TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC ĐƠN VỊ CẢNH QUAN SINH THÁI (LẤY VÍ DỤ LƯU VỰC SÔNG CHU TỈNH THANH HÓA) PHẠM THẾ VĨNH, VÕ THỊNH, NGUYỄN HỮU TỨ, VŨ ANH TÀI E-mail: Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 10 - 8 - 2013 1. Mở đầu Để xây dựng bản đồ chức năng phòng hộ của thảm thực vật cho một lưu vực các nhà khoa học Lâm nghiệp đã xác lập được các tiêu chí: độ cao địa hình, lượng mưa, độ dốc, thành phần cơ giới, tầng dày đất, độ tàn che của lớp thảm thực vật, khoảng cách đến các khu dân cư,. Các công trình tiêu biểu đã phân chia chức năng phòng hộ và phân cấp xung yếu đầu nguồn [1]; xây dựng bản đồ rừng phòng hộ đầu nguồn suy thoái [2]. Sử dụng phương pháp cho điểm từng tiêu chí thể hiện trên đơn vị diện tích 1 × 1km, hoặc 0,5 × 0,5km, Nguyễn Ngọc Lung, Võ Đại Hải đã xây dựng được 2 loại bản đồ phân loại đầu nguồn theo thang điểm mô tả tương ứng với xung yếu tự nhiên và xung yếu hiện thời ở 2 lưu vực Dầu Tiếng, lưu vực Thác Mỡ [1]. Ngô Đình Quế và nnk dùng phương pháp chồng ghép các bản đồ thành phần (chứa thông tin phân hạng và điểm số của các tiêu chí) bằng chương trình Mapinfo đã xây dựng bản đồ mức độ suy thoái rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị; bản đồ mức độ suy thoái rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà Tẻh tỉnh Lâm Đồng; bản đồ mức độ suy thoái rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Cầu, Bắc Kạn; bản đồ phân cấp suy thoái rừng phòng hộ lưu vực sông Cả, Nghệ An [2]. Có thể thấy, kết quả của các công trình trên là những cơ sở khoa học quan trọng cho các giải pháp xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn, canh tác nông lâm nghiệp chống xói mòn trên đất dốc, làm cơ sở 336 cho việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn trên các lưu vực sông ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả có thể ứng dụng tốt hơn nếu như việc

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.