tailieunhanh - Nâng cao sức cạnh tranh cho sinh viên Việt Nam trên thị trường lao động trong nước và quốc tế

Trong thực tế, khả năng cạnh tranh cao đã tạo ra cơ hội cho một số sinh viên trở thành những “công dân toàn cầu”, sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường lao động quốc tế vốn dĩ rất khắt khe trong các tiêu chí tuyển dụng và làm việc. | Hướng Tới Hiện Đại Hoá Nền Giáo Dục VN Nâng cao sức cạnh tranh cho sinh viên Việt Nam trên thị trường lao động trong nước và quốc tế . Bùi Loan Thùy H àng năm, lượng sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học gia nhập vào thị trường lao động trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Theo số liệu mới nhất của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tính đến thời điểm tháng 6/2012, hàng năm có khoảng gần sinh viên đại học, cao đẳng và hơn học viên cao học, nghiên cứu sinh tốt nghiệp ra trường [1]. Điều này làm tính cạnh tranh trên cả hai thị trường này cũng gia tăng. Những sinh viên nào nhận thức đúng về sự cạnh tranh việc làm sau khi tốt nghiệp và có sự chuẩn bị trước cho mình khả năng cạnh tranh sẽ nỗ lực học tập, thực học, tự khẳng định được giá trị bản thân ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường và họ sẽ thành công. Trong thực tế, khả năng cạnh tranh cao đã tạo ra cơ hội cho một số sinh viên trở thành những “công dân toàn cầu”, sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường lao động quốc tế vốn dĩ rất khắt khe trong các tiêu chí tuyển dụng và làm việc. Tại thị trường lao động trong nước, khá nhiều sinh viên được tuyển dụng vào những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có môi trường và không gian làm việc tốt, cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở mặc dù mức lương có thể chưa được cao như mong muốn. Từ khoá: Sinh viên VN, thị trường lao động, sự cạnh tranh, cơ hội phát triển nghề nghiệp Số 6 (16) - Tháng 9-10/2012 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 55 Hướng Tới Hiện Đại Hoá Nền Giáo Dục VN 1. Chỉ số chất lượng lao động Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là nhân tố quy định các yêu cầu của thị trường và sức lao động. Yếu tố quan trọng nhất đối với khả năng cạnh tranh của người lao động là các chỉ số chất lượng của họ. Các chỉ số chất lượng lao động nói chung bao gồm các nhóm sau: - Các chỉ tiêu đánh giá về thể lực của lao động (phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng lao động); - Các chỉ tiêu đánh giá về trí tuệ của lao động .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.