tailieunhanh - Kế toán khu vực công và chu trình quản trị tài chính công hiện đại
Bài viết nhằm mục tiêu khái quát hóa lại lý thuyết về quản trị tài chính công trên thế giới, mô hình truyền thống mà VN đã áp dụng cùng với quy trình quản trị mới được các tổ chức đề xuất áp dụng trong giai đoạn hiện đại, đồng thời qua đây sẽ thấy được 3 mục tiêu, 5 nguyên tắc và 11 nội dung mà quản trị tài chính phải thực hiện để đem lại sự hiệu quả cho quá trình thực hiện của kế toán quốc gia. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Kế toán khu vực công và chu trình quản trị tài chính công hiện đại ThS. Phạm Quang Huy Trường Đại học Kinh tế T rong những năm gần đây, VN đã đạt được nhiều thành công và đổi mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những thành công ấy có những thành tựu về tài chính của khu vực chính phủ. Từ năm 2006, VN đã triển khai việc áp dụng mô hình quản trị tài chính công (PFM). Cho đến nay, việc cải cách đã đem lại nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những điều chưa rõ ràng và nhất quán. Bài viết nhằm mục tiêu khái quát hóa lại lý thuyết về quản trị tài chính công trên thế giới, mô hình truyền thống mà VN đã áp dụng cùng với quy trình quản trị mới được các tổ chức đề xuất áp dụng trong giai đoạn hiện đại, đồng thời qua đây sẽ thấy được 3 mục tiêu, 5 nguyên tắc và 11 nội dung mà quản trị tài chính phải thực hiện để đem lại sự hiệu quả cho quá trình thực hiện của kế toán quốc gia. Từ khóa: Kế toán công, quản trị tài chính công, minh bạch, mô hình PFM. 1. Tính cấp thiết của vấn đề Giai đoạn 2011-2020, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, nguy cơ lạm phát quay trở lại, bất ổn vĩ mô toàn cầu đã và đang tác động ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế VN với điều kiện kinh tế trong nước tăng trưởng chậm, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn hạn chế, tỷ giá chưa ổn định cũng như lạm phát tăng cao (Nguyễn, 2012). Từ thực tiễn trong các diễn biến của nền kinh tế và các chính sách, giải pháp của VN đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong và sau giai đoạn khủng hoảng. Suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm kinh tế ở VN cũng là cơ hội để thấy rõ hơn những khiếm khuyết trong cơ cấu kinh tế, trong đầu tư và trong 52 chính sách tài chính đang là cản trở phát triển kinh tế bền vững (Trần, 2012). Trong thời gian qua, kinh tế VN phát triển dựa quá nhiều vào vốn đầu tư, trong khi hiệu quả lại thấp. Cần phải thấy rằng, đây là thời điểm tốt để VN tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế nói chung và tái .
đang nạp các trang xem trước