tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2,3 trang 85 SGK Sinh học 9
Tài liệu giải chi tiết các bài tập trang 85 mà gửi tới các em dưới đây sẽ giúp các em hoàn thành tốt các bài tập về Bệnh và tật di truyền ở người. Cùng tham khảo để ôn tập lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và nâng cao tư duy thông qua việc tham khảo tài liệu. | Bài 1 trang 85 SGK Sinh học 9 Có thể nhận biết bệnh nhân Đao và bệnh nhân Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái nào? Hướng dẫn giải bài 1 trang 85 SGK Sinh học 9: Có thế nhận biết bệnh nhân Đao qua các dấu hiệu bề ngoài như: bé, lùn, cổ rụt, má phê, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. Có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua các dấu hiệu bề ngoài như: bệnh nhân là nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Bài 2 trang 85 SGK Sinh học 9 Nêu các đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh, và tật 6 ngón tay ở người. Hướng dẫn giải bài 2 trang 85 SGK Sinh học 9: – Bệnh bạch tạng: có da và tóc màu trắng, mắt hồng do một đột biến gen lặn gây ra. – Bệnh câm điếc bấm sinh do một đột biến gen lặn khác gây ra (do cha mẹ bị nhiễm chất phóng xạ, chất độc hóa học). – Tật 6 ngón tay ở người do đột biến gen trội gây ra. Bài 3 trang 85 SGK Sinh học 9 Nêu các nguyên nhân phát sinh các tật bệnh di truyền ở người và một số biện pháp hạn chế phát sinh các tật bệnh đó. Hướng dẫn giải bài 3 trang 85 SGK Sinh học 9: – Các bệnh di truyền và dị tật bẩm sinh ở người do các tác nhân lí hóa trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường (đặc biệt là chất độc hóa học rải trong chiến tranh, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng quá mức), do rối loạn trao đổi chất nội bào. – Có thể hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền bằng các biện pháp: + Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường. + Sử dụng hợp lí và có biện pháp đề phòng khi sử dụng thuổc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và một số chất độc có khả năng gây ra biến đổi cấu trúc NST hoặc đột biến gen. + Trường hợp đã mắc một số dị tật di truyền nguy hiểm thì không kết hôn hoặc không nên sinh con. Trường hợp gia đình nhà chồng đã có người mang tật đó, người phụ nữ đã mang tật không nên sinh con. Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website và download về máy
đang nạp các trang xem trước