tailieunhanh - Hướng dẫn giải bài 1,2,3, 4,5,6,7 trang 53, 54 SGK Hóa 10

Tài liệu hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 53, 54 SGK Hóa 10 Luyện tập bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học có lời giải chi tiết giúp các em học nắm được những kiến thức trọng tâm về bảng tuần hoàn, cấu hình electron, nguyên tố hóa học,.Mời các em cùng tham khảo! | Các em học sinh có thể xem qua đoạn trích “Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 53, 54 SGK Hóa 10: Luyện tập bảng tuần hoàn sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học” dưới đây để nắm phương pháp giải bài tập cụ thể hơn. Ngoài ra, các em có thể xem lại bài tập "Hướng dẫn giải bài 1,2,3,4,5,6,7 trang 51 SGK Hóa 10" Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 53) a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm ? b) Thế nào là chu kì ? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn ? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố ? Giải bài 1: a) Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành dãy các nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1). Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm. b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1). Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn. Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3 Chu kì 1 có 2 nguyên tố. Chu kì 2, 3 có 8 nguyên tố. Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7. Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố. Chu kì 6 có 32 nguyên tố. Chu kì 7 mới tìm thấy 26 nguyên tố. _ Bài 2. (SGK Hóa 10 trang 53) Tìm câu sai trong những câu dưới đây: A. Trong chu kì, các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. B. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần. C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một chu kì có số electron bằng nhau. D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành). Giải bài 2: Câu sai C _ Bài 3. (SGK Hóa 10 trang 54) Từ trái sang phải trong một chu kì, tại sao bán kính nguyên tử các nguyên tố các nguyên tố giàm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng ?

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.