tailieunhanh - "Phát triển xanh" - phát triển bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã ghi: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế Tăng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống - xã hội phải luôn luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường”. | Phát Triển Doanh Nghiệp Theo Hướng Tái Cấu Trúc . Chu Văn Cấp Học viện CT-HCQG Hồ Chí Minh Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã ghi: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường”. Đó chính là đường lối, chủ trương của Đảng về “phát triển xanh” – phát triển bền vững. Từ khoá: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững, “phát triển xanh” 1. VN hội nhập vào xu thế “phát triển xanh” – phát triển bền vững “Phát triển xanh” (PTX) – phát triển bền vững (PTBV) là một thuật ngữ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX (năm 1987) nó được phổ biến rộng rãi, trở thành một đề tài được thế giới không những quan tâm đặc biệt mà còn tập trung nhiều sức lực, trí tuệ để thực hiện. “PTX” – PTBV là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. PTBV là sự phát triển tổng hợp, toàn diện, có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà 3 mặt của sự phát triển đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu của đời sống con người trong hiện tại, mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai. “PTX” – PTBV đang là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, nó đã trở thành xu thế phát triển khách quan của thế giới ngày nay và cũng là thách thức đối với những quốc gia trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Bởi trên thực tế, một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế quá nhanh, chọn cách phát triển thiển cận miễn sao tăng thu nhập hiện tại mà không tính đến những hậu quả lâu dài của cách phát triển đó đến môi trường sinh thái, làm cạn kiệt tài nguyên thiên niên, đến tình trạng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN