tailieunhanh - Đánh giá giáo trình Le Nouveau Taxi 1 dành cho khối ngoại ngữ không chuyên
Giáo trình/Sách là một tài liệu không thể thiếu trong quá trình dạy/học nói chung và dạy/học ngoại ngữ nói riêng. Tuy nhiên “Không một sách giáo khoa nào thiết kế cho một thị trường chung lại hoàn toàn lý tưởng cho một nhóm người học cụ thể nào đó” (Cunningsworth, 1995). Vì vậy, việc đánh giá giáo trình là thật sự cần thiết để có những điều chỉnh hợp lý hoặc thay đổi sách kịp thời. | Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa Tập 1, Số 1, 2017 ĐÁNH GIÁ GIÁO TRÌNH LE NOUVEAU TAXI 1 DÀNH CHO KHỐI NGOẠI NGỮ KHÔNG CHUYÊN Trần Thị Kim Trâm1*, Trần Thị Bích Ngọc2 Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, 2Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế 1 Ngày nhận bài: 13/12/2016; ngày hoàn thiện: 7/1/2017; ngày duyệt đăng: 15/3/2017 Tóm tắt Giáo trình/Sách là một tài liệu không thể thiếu trong quá trình dạy/học nói chung và dạy/học ngoại ngữ nói riêng. Tuy nhiên “Không một sách giáo khoa nào thiết kế cho một thị trường chung lại hoàn toàn lý tưởng cho một nhóm người học cụ thể nào đó” (Cunningsworth, 1995). Vì vậy, việc đánh giá giáo trình là thật sự cần thiết để có những điều chỉnh hợp lý hoặc thay đổi sách kịp thời. Từ hơn hai năm nay, giáo trình Le Nouveau Taxi 1 được sử dụng để giảng dạy ngoại ngữ không chuyên (NNKC). Theo kết quả điều tra ban đầu của chúng tôi, sách này tồn tại một vài bất cập: một số chủ đề chưa thật sự phù hợp, một số hoạt động khác như nghe, nói, được thiết kế chưa thuận lợi cho việc dạy và học. Vì vậy, giảng viên (GV) và sinh viên (SV) đã gặp khó khăn khi sử dụng giáo trình này. Bài viết giới thiệu kết quả đánh giá giáo trình Le Nouveau Taxi 1 dành cho SV học NNKC các cấp độ A1, A2 và B1 tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Qua thực hiện điều tra 10 GV và 80 SV năm thứ hai, dựa trên các tiêu chí đánh giá của tác giả Cunningsworth (1995), bài viết phân tích và đúc kết những điểm mạnh và những điểm yếu của Le Nouveau Taxi 1. Từ đó, tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả dạy/học NNKC. Từ khóa: đánh giá, điều chỉnh, sách/giáo trình, ngoại ngữ không chuyên 1. Mở đầu Sách giáo khoa (SGK) là một trong những yếu tố thực sự cần thiết đối với việc dạy/học nói chung và dạy/học ngoại ngữ nói riêng. Vai trò quan trọng của SGK đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu của O‟Neil (1982, tr. 108), Hutchinson & Torres (1994, tr. 315) và Penny Ur (1996). Tuy nhiên, Allwright (1982) lại cho rằng SGK không linh hoạt, thường phản ánh .
đang nạp các trang xem trước