tailieunhanh - Phân lập trường nghĩa nước trong tiếng Việt

Bài viết trình bày kết quả thống kê về số lượng từ, số lần xuất hiện của các từ thuộc trường nghĩa nước từ 13 nguồn tư liệu khác nhau bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, thành ngữ, tục ngữ, thơ. | Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa Tập 1, Số 1, 2017 PHÂN LẬP TRƯỜNG NGHĨA NƯỚC TRONG TIẾNG VIỆT Nguyễn Văn Thạo* Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Ngày nhận bài: 23/12/2016; ngày hoàn thiện: 20/1/2017; ngày duyệt đăng: 15/3/2017 Tóm tắt Bài viết trình bày kết quả thống kê về số lượng từ, số lần xuất hiện của các từ thuộc trường nghĩa nước từ 13 nguồn tư liệu khác nhau bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, thành ngữ, tục ngữ, thơ. Từ đó, phân lập các từ thành các tiểu trường, các tiểu trường bậc 2 và các nhóm từ, đồng thời so sánh và lý giải về tần số sử dụng các từ giữa các tiểu trường, các tiểu trường bậc 2, các nhóm từ và giữa các từ với nhau, nhằm chỉ ra tính hệ thống, tính tầng bậc và tính đa dạng của trường nghĩa nước trong tiếng Việt Trường nghĩa nước trong tiếng Việt có số lượng từ rất lớn và xuất hiện với số tần số cao cho thấy tầm quan trọng của nước trong cách nhìn nhận của người Việt. Từ khóa: trường nghĩa, trường “nước”, nước 1. Dẫn nhập Theo quan niệm của triết học phương Đông, nước là một trong những yếu tố cấu thành vạn vật. Nước là một thực thể tự nhiên nuôi dưỡng sự sống. Nước được dùng với mục đích: thanh tẩy, tưới tiêu, đồng thời còn được xem là nguồn sống, là nơi cung cấp thực phẩm (sản vật dưới nước) cho con người Chính vì tầm quan trọng như vậy mà các cộng đồng dân cư trên thế giới đều tập trung và phân bố dọc theo các nguồn nước. Từ cơ sở thực tiễn đó mà ngôn ngữ và văn hóa của các tộc người đều gắn liền với các yếu tố có liên quan đến nước. Về trường nghĩa nước và từ nước trong tiếng Việt, đến nay có một số tác giả nghiên cứu ở những phạm vi khác nhau như: Lưu Văn Din (2010), Trịnh Sâm (2014), Trần Ngọc Thêm (2003), Lê Thị Bích Thúy (2011), nhưng chưa có ai nghiên cứu một cách tổng quát. Phần ngữ liệu, được chúng tôi thu thập từ các nguồn như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thành ngữ, tục ngữ, thơ (liệt kê trong phần Nguồn tư liệu trích dẫn). Ngoài ra, chúng tôi còn dựa vào từ điển của Hoàng Phê (HP) (2011) để kiểm chứng cũng như có .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN