tailieunhanh - Tìm hiểu nguồn tư liệu giảng dạy biên dịch ngành cử nhân tiếng anh ở trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế

Bài báo này trình bày một số kết quả chính của đề tài nghiên cứu các nguồn tư liệu đang được sử dụng trong các lớp học biên dịch ngành Tiếng Anh ở trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và tìm hiểu các nguồn tư liệu này có đáp ứng nhu cầu của thị trường dịch thuật hiện nay không. | Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 1, Số 2, 2017 TÌM HIỂU NGUỒN TƯ LIỆU GIẢNG DẠY BIÊN DỊCH NGÀNH CỬ NHÂN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐẠI HỌC HUẾ Phạm Hòa Hiệp* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 16/05/2017; Hoàn thành phản biện: 19/06/2017; Duyệt đăng:21/08/2017 Tóm tắt: Bài báo này trình bày một số kết quả chính của đề tài nghiên cứu các nguồn tư liệu đang được sử dụng trong các lớp học biên dịch ngành Tiếng Anh ở trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và tìm hiểu các nguồn tư liệu này có đáp ứng nhu cầu của thị trường dịch thuật hiện nay không. Kết quả phỏng vấn các giáo viên, sinh viên đang theo học và sinh viên đã tốt nghiệp ngành biên dịch cho thấy nhiều khó khăn trong công việc chọn lọc tài liệu phù hợp để dạy biên dịch. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra có sự bất cập giữa nguồn tài liệu đang được giảng dạy và nhu cầu thực tế của công tác biên dịch mà các cựu sinh viên tốt nghiệp đang đảm trách. Mục đích cuối cùng của đề tài là đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo biên dịch. Từ khóa: dịch thuật, đào tạo biên dịch, giáo trình biên dịch, tài liệu giảng dạy 1. Giới thiệu Nhu cầu dịch thuật luôn là một nhu cầu lớn của toàn xã hội. Tổ chức Allied Business Intelligence cho rằng doanh thu của thị trường dịch thuật năm 2004 đạt 20 tỉ USD; Ủy ban Châu Âu đưa ra một con số lớn hơn 30 tỉ USD mỗi năm, đạt tốc độ tăng trưởng lên đến 15-18%; công ty chuyên nghiên cứu thị trường về ngôn ngữ và dịch thuật Common Sense Advisory ước tính thị trường dịch thuật tăng từ 14,25 tỷ USD năm 2008 đến 25 tỉ USD năm 2013 (tăng 10,8% trong 5 năm). Với khối lượng sản phẩm dịch vụ khổng lồ của nhiều lĩnh vực đang trên đường chuyển vào Việt Nam, nhu cầu dịch thuật ngày mỗi tăng mạnh, đặc biệt là khi Việt Nam không ngừng tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng quan hệ quốc tế nhằm tạo môi trường đầu tư cũng như cơ hội làm việc cho các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia đến với thị trường việc làm của Việt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN