tailieunhanh - Nghiên cứu ảnh hưởng của giàn che đến sinh trưởng của cây con sến mật (Madhuca Pasquieri (Dubard) H.J.Lam) tại Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hóa
Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giàn che (đan bằng tre, nứa) đến sinh trưởng Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) ) trong vườn ươm với 8 công thức (CT) thí nghiệm giàn che cho cây con, bao gồm 6 CT có độ che bóng ban đầu 100% và 75%, giảm dần với mức độ khác nhau tại các giai đoạn 45, 105, 165, 225 ngày tuổi, 1 CT có mức độ che bóng cố định 44%, 1 CT không che bóng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÀN CHE ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON SẾN MẬT (MADHUCA PASQUIERI (DUBARD) ) TẠI TAM QUY, HÀ TRUNG, THANH HÓA Nguyễn Minh Đức1 TÓM TẮT Báo cáo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giàn che (đan bằng tre, nứa) đến sinh trưởng Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) ) trong vườn ươm với 8 công thức (CT) thí nghiệm giàn che cho cây con, bao gồm 6 CT có độ che bóng ban đầu 100% và 75%, giảm dần với mức độ khác nhau tại các giai đoạn 45, 105, 165, 225 ngày tuổi, 1 CT có mức độ che bóng cố định 44%, 1 CT không che bóng. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy giàn che có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây, đường kính cổ rễ, chiều dài lá, số lá của cây con Sến mật; Do đó, trong gieo ươm Sến mật, cần thực hiện biện pháp kỹ thuật làm giàn che. Trong các giai đoạn trên, CT1 (100% 75% 44% 23%) được xác định là CT giàn che tốt nhất cho sinh trưởng của cây con Sến mật. Từ khóa: Giàn che, cây con, Sến mật. 1. MỞ ĐẦU Cây Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) ) là cây gỗ lớn có giá trị cao, một trong bốn loại gỗ tứ thiết (Đinh, Lim, Sến, Táu), dầu Sến mật dùng để đốt, ăn và dùng trong công nghiệp; lá và, dầu Sến dùng làm dược liệu. Sến mật là loài cây thường xanh, có vai trò quan trọng phòng hộ, bảo vệ môi trường, giữ cân bằng sinh thái. Sến mật là một loài cây có trong sách đỏ, cần được bảo tồn, phát triển, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sinh thái và đáp ứng nhu cầu gỗ lớn [1], [2], [8]. Tại Thanh Hóa, Sến mật mọc rải rác trong rừng ở Như Xuân và nhiều nơi khác; Đặc biệt, ở Tam Quy, Hà Trung, Thanh Hoá, Sến mật mọc tương đối thuần loại. Việc tạo giống, trồng rừng có ý nghĩa quan trọng để bảo tồn và phát triển rừng Sến ở đây [4], [5]. Đã có những tài liệu về kỹ thuật gieo ươm Sến mật, trong đó có đề cập đến việc giảm dần độ che sáng của giàn che nhưng chưa nêu cụ thể mức độ giảm dần này, một số tài liệu đề cập đến việc làm giàn che với mức độ che sáng không thay .
đang nạp các trang xem trước