tailieunhanh - Hướng đi cho chính sách tiền tệ Việt Nam thời kỳ suy giảm kinh tế
Bài viết này tập trung đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong những năm gần đây; đồng thời điểm qua kinh nghiệm vận dụng chính sách tiền tệ ở một số nước trên thế giới; từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các chính sách tiền tệ ở Việt Nam. | Tầm nhìn kinh tế VN từ 2010 ThS. ĐINH THỊ THU HỒNG C ó thể nói thế giới đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong nhiều thập kỷ qua của nền kinh tế với những đột biến và khủng hoảng mang tính toán cầu, để lại những hậu quả xấu cho từng quốc gia cũng như trên bình diện quốc tế. VN cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của khủng hoảng. Chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức lớn do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Tình trạng này thể hiện rất rõ qua sự sụt giảm của GDP, gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp, sụt giảm của chỉ số giá tiêu dùng và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu kinh tế khác. Trong những hoàn cảnh khó khăn như hiện nay thì vai trò của chính sách tiền tệ là vô cùng quan trọng để đảm bảo công ăn việc làm, duy trì các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ. Bài viết này tập trung đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ ở VN trong những năm gần đây; đồng thời điểm qua kinh nghiệm vận dụng chính sách tiền tệ ở một số nước trên thế giới; từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi cách chính sách tiền tệ ở VN. 1. Thực trạng điều hành chính sách tài chính, tiền tệ VN trong giai đoạn từ năm 2001 tới nay Giai đoạn 2001 – 2005 thế giới trải qua một thời kì phát triển đầy biến động và mất cân bằng do những thay đổi lớn như giá dầu tăng nhanh đến mức kỷ lục, kinh tế Mỹ thâm hụt kép, đồng USD mất giá gây ra những xáo trộn lớn trên thị trường ngoại hối toàn cầu, Trước bối cảnh đó, VN cũng chịu ảnh hưởng nhẹ, do đó, Chính phủ chủ trương thực hiện chính sách nới lỏng tài chính công và chính sách tiền tệ để đóng góp vào việc phục hồi kinh tế và kích thích khu vực tư nhân đầu tư phát triển. NHNN đã liên tục cắt giảm lãi suất trong năm 2001 để kích thích tăng trưởng tín dụng. Nhưng sang năm 2002, thị trường trong nước tăng trưởng mạnh hơn và bắt đầu có những dấu hiệu tăng lạm phát, đòi hỏi Chính phủ phải hết sức thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ để đạt cả hai mục tiêu là tăng .
đang nạp các trang xem trước