tailieunhanh - Khả năng phục hồi và triển vọng kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng

Tác giả tiếp cận cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó phân tích các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới cuộc khủng hoảng này. Tiếp đó, tác giả đưa ra các giải pháp trước mắt là khống chế lãi suất tiền gửi dưới 12%/ năm. Cuối bài nghiên cứu, tác giả chỉ ra những tín hiệu khả quan cho phục hồi kinh tế đồng thời nêu lên những dự báo triển vọng kinh tế VN thời hậu khủng hoảng. | Khả năng phục hồi & triển vọng kinh tế VN hậu khủng hoảng . NGUYỄN THANH TUYỀN cách nhìn toàn diện từ tác động 1. Những cách tiếp cận khác nhau về cuộc khủng hoảng kinh tế ở VN Cuộc khủng hoảng kinh tế ở VN đã có dấu hiệu từ hiện tượng biến động của chỉ số giá cả (CPI) từ cuối năm 2005 và cao điểm của nó vào quý I/2008 khi CPI tiệm cận 20% so với năm 2005. Từ những động thái đó, xuất hiện những cách nhận định khác nhau về sức khỏe của nền kinh tế. Nhưng chung qui lại, có hai cách tiếp cận chủ yếu: Một là, đánh giá quá bi quan về hiện trạng kinh tế và đổ lỗi cho điều hành kinh tế vĩ mô; đồng thời nghi ngờ những đối sách mà Chính phủ đưa ra để kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế. Hai là, cần cẩn trọng khi đánh giá một sự kiện quan trọng và cần 6 nội sinh, ảnh hưởng của ngoại lực, các nhân tố khách quan, chủ quan khác mới hội đủ căn cứ đánh giá chuẩn xác nguyên nhân tác hại của nó và tìm ra các đối sách tương thích và phù hợp. Theo chúng tôi, khủng hoảng đang diễn biến là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Để đánh giá thấu đáo, cần đi sâu vào 2 tác nhân chính yếu là nội sinh và ngoại lực. . Về nội sinh: Phải nhìn nhận khách quan rằng, với tín hiệu khởi đầu của cuộc khủng hoảng, kinh tế VN vẫn đang đứng trước những chuyển biến tích cực (dựa vào các số liệu thống kê về các tiêu chí kinh tế chủ yếu). Nhưng khác với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, VN không đứng ngoài cuộc mà đã thực sự nhập cuộc PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 1 - Tháng 10/2009 với trào lưu kinh tế thế giới. Do vậy với những thách thức nghiệt ngã của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, VN không thể đơn phương chống đỡ. . Về ngoại lực: Cũng như các nước khác, VN đã gánh chịu áp lực nặng nề của cuộc khủng hoảng toàn cầu mà khởi đầu là cuộc khủng hoảng năng lượng và những hậu quả của nó như tỷ giá hối đoái, giá vàng Cuộc khủng hoảng hệ thống của thế giới, mà trước hết chịu ảnh hưởng từ các nước phát triển hàng đầu, kinh tế VN lâm vào thế khó khăn, mà tác động nổi bật nhất là thị trường thương mại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.