tailieunhanh - Thực trạng phát triển sản phẩm mây tre đan tại hợp tác xã mây tre đan bao la, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển của sản phẩm mây tre đan tại hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập tại HTX mây tre đan Bao La trong giai đoạn 2013–2015, các niên giám thống kê, sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan. | Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 1859–1388 Tập 126, Số 5A, 2017, Tr. 137–144 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Khắc Hoàn1, Hoàng La Phương Hiền2 , Lê Thị Phương Thảo2 1 2 Đại Học Huế, 3 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 100 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển của sản phẩm mây tre đan tại hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập tại HTX mây tre đan Bao La trong giai đoạn 2013–2015, các niên giám thống kê, sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan. Với kỹ thuật thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu thì kết quả nghiên cứu cho thấy HTX có đủ năng lực về con người và nguồn vốn để sản xuất. Về tình hình sản xuất thì sản phẩm chủ yếu của HTX là sản phẩm kết hợp mây tre; nguồn nguyên liệu để chế tạo nên sản phẩm ngày càng khan hiếm, chất lượng và giá cả không ổn định; hoạt động sản xuất chuyển từ thủ công sang bán thủ công hoặc máy móc hiện đại. Kết quả và hiệu quả kinh doanh sản phẩm mây tre đan tại HTX có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là tổng doanh thu và lợi nhuận tăng lên qua 3 năm. Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ khách hàng là doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, điểm bán hàng, và các nhà phân phối sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Từ khóa: thực trạng, sản phẩm mây tre đan, Bao La 1 Đặt vấn đề Quá trình hình thành và phát triển của ngành nghề thủ công mỹ nghệ ở Thừa Thiên Huế, ngoài những nét chung như bao vùng miền khác trên đất nước thì còn có những nét đặc thù riêng có của vùng đất này. Theo thống kê, Thừa Thiên Huế là địa phương hiện còn lưu giữ khá nhiều làng nghề truyền thống với 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công. Những sản phẩm thủ công truyền thống gắn với các làng nghề là một trong những nét văn hóa Huế, góp phần sáng tạo nên những di sản Huế cả về phương diện vật thể và phi .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN