tailieunhanh - Nghiên cứu xác định giống lúa ngắn ngày trồng trên chân đất hai vụ lúa huyện Thạch Thành để tăng quỹ đất trồng cây vụ đông

Bài viết nghiên cứu thời gian sinh trưởng và phát triển qua các giai đoạn của các giống lúa; đặc điểm nông sinh học của các giống lúa; tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh trên các giống lúa; các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lúa. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 30. 2016 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY TRỒNG TRÊN CHÂN ĐẤT HAI VỤ LÚA HUYỆN THẠCH THÀNH ĐỂ TĂNG QUỸ ĐẤT TRỒNG CÂY VỤ ĐÔNG Lê Hoài Thanh1, Lê Văn Ninh2, Lê Hữu Cần3 TÓM TẮT Các giống lúa tham gia thí nghiệm gồm: P6ĐB, Gia Lộc 101, Gia Lộc 102, BT1, VTNA2, PC6, Hồng Đức 9 và giống KD18; thí nghiệm bố trí trong vụ Mùa năm 2013 và 2014, tại xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Tổng thời gian sinh trưởng của các giống tham gia tuyển chọn đều ngắn hơn giống đối chứng Khang Dân 18 từ 2 ­ 17 ngày. Các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, dưới 95 ngày, gồm: P6ĐB, GL101, Gia Lộc 102, BT1, Hồng Đức 9 (85 ­ 93 ngày). Các giống tham gia tuyển chọn đều có thời gian đẻ nhánh ngắn hơn giống đối chứng Khang Dân 18. Chiều cao cây của các giống lúa tham gia tuyển chọn dao động từ 86,0 ­ 97,0cm, xấp xỉ so với giống đối chứng. Số nhánh hữu hiệu của các giống đạt từ 5,0 ­ 5,3 nhánh/khóm, giống có số nhánh hữu hiệu đạt cao nhất là Gia Lộc 102, VTNA2 và Hồng Đức 9 (5,3 nhánh/khóm).Giống có chỉ số diện tích lá cao là các giống: Gia Lộc 102, VTNA2 và Hồng Đức 9, chỉ số diện tích lá qua các giai đoạn lần lượt là 2,72 ­ 4,67 ­ 3,22 m2 lá/m2 đất; 2,74 ­ 4,72 ­ 3,31 m2 lá/m2 đất; 2,72 ­ 4,71 ­ 3,24 m2 lá/m2 đất, cao hơn rõ rệt so với giống đối chứng KD18. Các giống lúa tham gia tuyển chọn đều bị nhiễm đối với một số đối tượng sâu bệnh hại chính thấp hơn (không bị nhiễm hoặc bị nhiễm nhẹ đến trung bình) so với giống đối chứng Khang Dân 18, trong đó có 4 giống không bị nhiễm hoặc bị nhiễm nhẹ là các giống: Gia Lộc 102, BT1, VTNA2, và Hồng Đức 9. Từ khoá: Huyện Thạch Thành, lúa ­ cá ­ vịt, đất trũng thấp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa là một huyện miền núi, diện tích đất 2 vụ lúa có trồng vụ Đông còn chiếm tỷ lệ thấp; huyện còn có thuộc 16 xã, diện tích này thường xuyên bị ngập úng do bị lũ sớm [1]. Trồng lúa, nuôi cá, nuôi vịt là nghề truyền thống lâu đời của nông dân sống ở vùng trồng lúa năng suất .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN