tailieunhanh - Đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất ở các huyện ven biển Thanh Hóa

Trong những năm gần đây, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đã làm diện tích sử dụng đất của vùng có sự biến động. Bài viết này nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất (2010 - 2015) ở các huyện ven biển Thanh Hóa, từ đó đưa ra định hướng sử dụng đất hợp lý hơn trong thời gian tới. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở CÁC HUYỆN VEN BIỂN THANH HÓA Lê Hà Thanh1 TÓM TẮT Các huyện ven biển Thanh Hóa có nhiều sông chảy qua, với đường bờ biển dài và nhiều cửa lạch đã tạo nên đồng bằng bồi tích sông - biển. Đất phù sa, đất cát và đất mặn chiếm diện tích khá lớn trong các loại đất ở đây. Những loại đất này rất thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, hoa màu và các cây ngắn ngày. Trong những năm gần đây, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đã làm diện tích sử dụng đất của vùng có sự biến động. Bài viết này nghiên cứu đặc điểm tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất (2010 - 2015) ở các huyện ven biển Thanh Hóa, từ đó đưa ra định hướng sử dụng đất hợp lý hơn trong thời gian tới. Từ khóa: Vùng ven biển, Thanh Hóa, tài nguyên đất, hiện trạng sử dụng đất, đất phù sa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng ven biển Thanh Hóa gồm 6 huyện, thị xã là Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, thị xã Sầm Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia. Đây là cửa ngõ để Thanh Hoá tiếp cận với vùng biển rộng lớn về phía đông trên chiều dài 102 km đường bờ biển. Phía bắc tiếp giáp với huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, phía nam tiếp giáp với huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, phía tây giáp với các huyện Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Nông Cống, Như Thanh và thành phố Thanh Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa, phía đông thuộc bộ phận phía Tây Nam của vịnh Bắc Bộ. Thanh Hóa có 102 km đường bờ biển trải dài trên 32 xã thuộc 6 huyện, thị xã, phần đất liền có tổng diện tích gần 1,2 nghìn km2 chiếm 10,6% diện tích toàn tỉnh, dọc bờ biển có 7 cửa lạch xen lẫn một số eo vịnh cùng các đảo ven bờ: đảo Nẹ, đảo Mê. Vùng ven biển Thanh Hóa có nhiều tiềm năng phát triển nền kinh tế đa dạng, tuy nhiên hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao với hơn 60% cơ cấu GDP của vùng. Đây cũng là ngành kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên đặc biệt là tài nguyên đất. Do đường bờ biển dài, nhiều sông và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN