tailieunhanh - Bài giảng Chương 6: Môi chất biến đổi pha
Bài giảng Chương 6: Môi chất biến đổi pha trang bị cho các bạn những kiến thức về khái niệm môi chất biến đổi pha; các loại đồ thị P-v, T-v, P-T (2-D), và P-v-T (3-D) của môi chất; xác định, tính toán các tính chất của môi chất dựa trên bảng số liệu; chu trình thiết bị động lực hơi nước. | Chương 6: MÔI CHẤT BIẾN ĐỔI PHA Mục đích Khái niệm về môi chất biến đổi pha. Các loại đồ thị P-v, T-v, P-T (2-D), và P-v-T (3-D) của môi chất. Xác định, tính toán các tính chất của môi chất dựa trên bảng số liệu. Chu trình thiết bị động lực hơi nước. Chu trình thiết bị làm lạnh Môi chất là chất thuần khiết (Pure substance) Nhiệt động kỹ thuật coi môi chất là chất có Air thành phần hóa học đồng nhất, hay chất thuần khiết Môi chất thường tồn tại ở 3 pha: Rắn, lỏng, khí. Môi chất dạng lỏng và khí thường được sử dụng do tính lưu động và khả năng nén, giãn nở. N2 Ví dụ về môi chất Môi chất không biến đổi pha: không khí, các chất khí khó hóa lỏng (N2, CO2) Môi chất biến đổi pha: nước và hơi nước, môi chất làm lạnh. Water vapor Water liquid Pure substance Pha của môi chất (Phase) Pha của một chất là trạng thái được đặc trưng bởi sự phân bố phân tử vật chất, sự bố trí phân tử của một pha môi chất là đồng nhất trong toàn bộ không gian; Các pha khác nhau, nếu cùng tồn tại, sẽ tồn tại mặt phân cách; Một số thuật ngữ dễ nhầm lẫn: vapor Chất lỏng (liquid): chỉ vật chất ở pha lỏng trong điều kiện môi trường; Chất khí (gas): chỉ vật chất ở pha khítrong điều kiện môi trường; Hơi (vapor): chỉ môi chất ở pha khí nhưng dễ chuyển thành pha lỏng, ví dụ hơi nước; Tiếng Anh, trong kỹ thuật dùng thuật ngữ FLUID chung cho cả chất lỏng, chất khí; Compressible fluid = môi chất ở thể khí (chất lỏng nén được); Incompressible fluid = môi chất ở thể lỏng (chất lỏng không nén được). liquid Solid Pha của môi chất Chất rắn (solid): các phân tử có liên kết chặt chẽ, lực hấp dẫn lớn, các phân tử chỉ dao động xung quanh vị trí, nhiệt độ cao thì mức độ dao động tăng theo. Khi nhiệt độ tăng cao, tốc độ chuyển động phân tử thắng lực hút, chất rắn chuyển thành chất lỏng (liquid) (melting point). Các phân tử bắt đầu chuyển động hỗn loạn, khoảng cách giữa các phân tử lớn hơn; Chất khí (gas): các phân tử cách xa nhau, chuyển động hỗn loạn, .
đang nạp các trang xem trước