tailieunhanh - Mâu thuẫn và xung đột vai trò giới trong nhóm ưu trội chính trị Việt Nam

Bài viết Mâu thuẫn và xung đột vai trò giới trong nhóm ưu trội chính trị Việt Nam bao gồm những nội dung về nghiên cứu về mâu thuẫn và xung đột vai trò giới; mâu thuẫn và xung đột vai trò giới của nhóm ưu trội chính trị Việt Nam - một vài phát hiện từ kết quả nghiên cứu. | Xã hội học số 3 (123), 2013 MÂU THUẪN VÀ XUNG ĐỘT VAI TRÒ GIỚI TRONG NHÓM ƯU TRỘI CHÍNH TRỊ VIỆT NAM LÊ THỊ THỤC* Đặt vấn đề Mâu thuẫn và xung đột vai trò giới luôn là vấn đề khó giải quyết đối với phụ nữ khi tham gia hoạt động chính trị. Trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thực hiện bình đẳng giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong hoạt động chính trị, việc phân tích để hiểu rõ những mâu thuẫn và xung đột này là vô cùng quan trọng. Điều này góp phần giúp các nhà hoạch định và thực thi chính sách có được căn cứ vững chắc cho việc đưa ra những thay đổi về chính sách hỗ trợ bình đẳng giới, nhằm hiện thực hóa Mục tiêu Thiên niên kỷ về bình đẳng giới mà Việt Nam đang theo đuổi. 1. Nghiên cứu về mâu thuẫn và xung đột vai trò giới: Chúng ta đã biết những gì? Chủ đề về mâu thuẫn và xung đột vai trò giới đã được khá nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Theo Barnett và cộng sự, các chuẩn mực xã hội và văn hóa có thể tạo ra những mong đợi rất khác nhau đối với bổn phận của nam giới và nữ giới ở nơi làm việc và trong gia đình, kể cả trong trường hợp họ có vai trò tương đương trong thị trường lao động (1995). Hơn nữa, những áp lực mà nam giới và phụ nữ phải chịu cũng khác nhau, do sự khác nhau về mức độ xung đột vai trò của họ, cả về mặt tâm lý và về mặt xã hội (Simon, 1995; Wiley, 1991). Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng phụ nữ phải chịu đựng nhiều hơn nam giới dưới tác động của xung đột vai trò trong thực hiện trách nhiệm gia đình và sự nghiệp (Barnett và Baruch, 1985; Chusmir, 1986; Gray, 1983; Kramer và Melchior, 1990; Zappert và Weinstein, 1985). Phụ nữ có thể cảm thấy mệt mỏi hơn và dễ thấy kiệt quệ về tinh thần hơn so với nam giới, do thời gian và năng lượng họ đã sử dụng để thực hiện các bổn phận của mình ở nơi làm việc (Hochschild, 1989). Một số bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ đi làm cảm thấy việc kết hợp công việc ở cơ quan với công việc gia đình là rất khó khăn, thậm chí là xung đột (Cowan, 1983; Fuchs, 1989); phụ nữ có xu hướng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN