tailieunhanh - Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc: Tiêu chí định nghĩa và đặc điểm
Bài viết Tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc: Tiêu chí định nghĩa và đặc điểm đưa ra tiêu chí định nghĩa, sự thay đổi nhận thức về tầng lớp trung lưu, đặc điểm của tầng lớp trung lưu Trung Quốc. | X· héi häc thÕ giíi Xã hội học số 3 (123), 2013 TẦNG LỚP TRUNG LƯU Ở TRUNG QUỐC: TIÊU CHÍ ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM LÊ KIM SA 1. Tiêu chí định nghĩa Như nhiều khái niệm xã hội khác, tầng lớp trung lưu được sử dụng rộng rãi nhưng lại thiếu một định nghĩa chung. Có rất ít sự đồng thuận về các tiêu chí áp dụng trong việc xác định ai thuộc tầng lớp trung lưu vì không có một định nghĩa rõ ràng, nhất quán về tầng lớp trung lưu của Trung Quốc. Thuật ngữ “tầng lớp trung lưu” ít khi được sử dụng ở Trung Quốc trong nửa đầu thế kỷ 20 và bị coi là khái niệm nước ngoài. Theo John King Fairbank, Chủ nghĩa Tư bản đã không phát triển được ở Trung Quốc trong cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, vì tầng lớp thương nhân của Trung Quốc đã không kết hợp lại thành một quyền lực kinh doanh độc lập nằm ngoài sự kiểm soát của tầng lớp quý tộc và có đại diện trong bộ máy nhà nước (Fairbank, 1983). Điều này không hề thay đổi khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949. Một số nhóm có thể được coi là một phần của tầng lớp trung lưu trước năm 1949, như các doanh nghiệp tư nhân và trí thức tiểu tư sản trong thập kỷ trước đã nhanh chóng biến mất, cả về chính trị và kinh tế. Thật vậy, vào giữa những năm 1950, bốn triệu doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhỏ đã tồn tại ở Trung Quốc trước đây đã bị đóng cửa. Ý thức hệ của Mao quyết định rằng đất nước chỉ có ba tầng lớp xã hội (công nhân, nông dân, trí thức), và khái niệm chủ nghĩa Mác của trí thức như một "tầng trung gian" mang chút giống với khái niệm tầng lớp trung lưu của phương Tây (Bergere, 1989). Chỉ sau khi Đặng Tiểu Bình tiến hành cải cách và mở cửa, khái niệm tầng lớp trung lưu mới bắt đầu xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu Trung Quốc. Các tài liệu tham khảo sớm nhất về khái niệm này được thực hiện trong cuối những năm 1980, khi các học giả bắt đầu nghiên cứu sự xuất hiện của các xí nghiệp nông thôn và các doanh nghiệp tư nhân ở các thành phố. Tại thời điểm đó, có một sự đồng thuận trong giới học giả Trung Quốc là .
đang nạp các trang xem trước