tailieunhanh - Tìm hiểu bạo lực gia đình với phụ nữ ở Hà Nội
Bài viết Tìm hiểu bạo lực gia đình với phụ nữ ở Hà Nội nêu lên thực trạng bạo lực gia đình với phụ nữ ở Hà Nội, nguyên nhân của bạo lực gia đình với phụ nữ Hà Nội. Mời các bạn tham khảo bài viết để nắm nội dung chi tiết. | Xã hội học số 3 (123), 2013 TÌM HIỂU BẠO LỰC GIA ĐÌNH VỚI PHỤ NỮ Ở HÀ NỘI ĐẶNG TRƯỜNG XUÂN* 1. Đặt vấn đề Bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình với phụ nữ nói riêng đã tồn tại từ lâu trong mọi quốc gia và đang là vấn đề xã hội bức xúc hiện nay. Bạo lực gia đình với phụ nữ không chỉ làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, tâm lý của họ mà còn xói mòn đạo đức, phá vỡ hạnh phúc, cấu trúc gia đình, từ đó ảnh hưởng tới văn hóa và an sinh của toàn xã hội. Ở Việt Nam, đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ký công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Sự quan tâm này được thể hiện rõ trong văn bản pháp quy cao nhất; Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 tại điều 63 có ghi: "Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ". Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2006 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2006. Luật Phòng chống bạo lực gia đình được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 21-11-2007, có hiệu lực từ ngày 1-7-2008 là cơ sở pháp lý quan trọng trực tiếp nhất đề cập đến vấn đề phòng chống bạo lực gia đình nói chung và phụ nữ nói riêng. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, song vấn đề bạo lực gia đình với phụ nữ lại diễn ra với nhiều hình thức và đã đến mức báo động. Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có nghiên cứu chính thức nào đánh giá thực trạng bạo lực gia đình tại Hà Nội, các nghiên cứu chỉ lấy Hà Nội là một trong những địa bàn nghiên cứu để đánh giá thực trạng bạo lực trên cơ sở giới cấp quốc gia. Chính vì vậy, trong bài viết này chỉ đặt vấn đề “tìm hiểu bạo lực gia đình với phụ nữ ở Hà Nội” chủ yếu thông qua hai cuộc điều tra khác nhau. Thứ nhất, lấy kết quả của cuộc Nghiên cứu quốc gia đầu tiên về bạo lực gia đình đối với phụ nữ Việt Nam công bố ngày 25/11/2010 làm tham chiếu đánh giá, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn phụ nữ từ 18 đến 60 tuổi đại diện cho
đang nạp các trang xem trước