tailieunhanh - Chính sách lưu chuyển nhân lực khoa học và công nghệ ở một số quốc gia
Chính sách lưu chuyển nhân lực khoa học và công nghệ ở một số quốc gia tổng quát chính sách của một số quốc gia trên thế giới trong việc lưu chuyển nhân lực KH&CN, đặc biệt là lưu chuyển nhân lực giữa khu vực khoa học và khu vực công nghiệp. Các loại chính sách này bao gồm cả lưu chuyển nhân lực KH&CN trong nước và lưu chuyển nhân lực KH&CN quốc tế. | Chính sách lưu chuyển nhân lực khoa học và công nghệ ở một số quốc gia Hoàng Văn Tuyên* Nguyễn Thị Minh Nga** Tóm tắt: Lưu chuyển nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) trong nền kinh tế ở một số quốc gia là một trong những ưu tiên, nguyên lý “vàng” để phát triển. Bài viết này giới thiệu tổng quát chính sách của một số quốc gia trên thế giới trong việc lưu chuyển nhân lực KH&CN, đặc biệt là lưu chuyển nhân lực giữa khu vực khoa học và khu vực công nghiệp. Các loại chính sách này bao gồm cả lưu chuyển nhân lực KH&CN trong nước và lưu chuyển nhân lực KH&CN quốc tế. Từ khóa: Chính sách; lưu chuyển nhân lực; khoa học và công nghệ. 1. Mở đầu Lưu chuyển nhân lực KH&CN trong và ngoài nước là một trong những chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới. Cũng giống như hàng hóa và dịch vụ, các nhà khoa học, giảng viên và nghiên cứu viên (NCV) có thể lưu chuyển đến bất kỳ nơi nào họ mong muốn. Sự thiếu hụt nhân lực KH&CN có thể được bù đắp thông qua tuyển dụng và lưu chuyển nhân lực có kỹ năng từ khu vực khác, từ quốc gia khác dưới nhiều hình thức lao động khác nhau (chính nhiệm, kiêm nhiệm, theo thời vụ, theo chương trình/dự án ). Một trong những mục tiêu quan trọng của lưu chuyển nhân lực KH&CN là để trao đổi những kỹ năng và kinh nghiệm giữa các khu vực. Sự lưu chuyển nhân lực KH&CN từ khu vực khoa học (viện nghiên cứu, trường đại học, phòng thí nghiệm ) sang khu vực công nghiệp (đơn vị có chức năng sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp) giúp 102 khu vực công nghiệp:*đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao; tăng cường sự tự chủ; tăng cường khả năng hấp thu, thích nghi và nâng cấp công nghệ; cải thiện khả năng xuất khẩu cũng như tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại, sự lưu chuyển nhân lực từ khu vực công nghiệp sang khu vực khoa học tạo cơ hội cho các nhà khoa học, NCV: hiểu sâu hơn về nhu cầu của khu vực công nghiệp; có được nhiều ý tưởng mới, nhiều đề xuất mới từ thực tiễn cho các công trình nghiên cứu tiếp theo của mình; có cơ hội được làm .
đang nạp các trang xem trước