tailieunhanh - Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta, liên hệ bản thân
Bài tiểu luận trình bày những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và liên hệ bản thân. Mời các bạ n tham khảo! | Cách mạng nước ta đã bước sang giai đoạn mới có sự khác biệt về chất so với thời kỳ đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và giải phóng đất nước, thậm chí cũng đã khác rất nhiều so với 20 năm trước. Đại hội IX và X của Đảng ta đã xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là một động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước. Do vậy, công tác cán bộ phải quán triệt hơn nữa quan điểm và bài học kinh nghiệm của Đảng và Bác Hồ về việc kết hợp quan điểm giai cấp và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ thực tiễn lịch sử chứng minh rằng giữa giai cấp công nhân và đại đoàn kết dân tộc có quan hệ biện chứng, không hề đối lập nhau: nếu là công nhân (và chỉ có công nhân thực sự) thì mới thực hiện được đại đoàn kết toàn dân tộc. Đứng trên lập trường khác không thể đại đoàn kết toàn dân tộc thực sự được. Ngược lại, thực hiện đại đoàn kết dân tộc chính là thực hiện quan điểm của giai cấp công nhân, phù hợp với lợi ích của giai cấp công nhân. Theo quan điểm này, làm thế nào tận dụng được hết tất cả tài năng không phân biệt giai cấp, nguồn gốc xuất thân, là người Việt Nam trong nước hay người Việt Nam ở nước ngoài, chính là thể hiện quan điểm giai cấp công nhân của Đảng ta. Lựa chọn cán bộ phải căn cứ chủ yếu vào nhận thức và hành động thực tiễn của mỗi người chứng tỏ rằng đang phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
đang nạp các trang xem trước