tailieunhanh - Đa dạng của nhóm cây cho dầu và nhựa ở vườn quốc gia Pù Mát và hiện trạng khai thác, quản lí

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 136 loài cây rừng cho nhựa, dầu thuộc 96 chi, 43 họ thực vật bậc cao trong Vườn Quốc Gia Pù Mát. Có 7 loài thực vật thuộc nhóm này là loài quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt nam (2007) và danh lục đỏ của IUCN, chúng vẫn đang bị khai thác quá mức để xuất khẩu trái ngạch sang thị trường Trung Quốc. Hiểu biết của người dân và cán bộ quản lí địa phương về các loài cây cho dầu và nhựa còn rất hạn chế, rất ít quan tâm để việc quản lí, khai thác bền vững, đó là nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ 54 (2C) (2016) 388-394 ĐA DẠNG CỦA NHÓM CÂY CHO DẦU VÀ NHỰA Ở VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, QUẢN LÍ Đào Thị Minh Châu1, *, Trần Minh Hợi2 1 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh, 182 Lê Duẩn, TP. Vinh, Nghệ An Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện HLKHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội * Email: daochau27@ Đến Tòa soạn: 15 June 2016; Chấp nhận đăng: 28/10/2016 TÓM TẮT Vườn Quốc Gia Pù Mát có diện tích lớn nhất miền bắc nước ta, với ha vùng lõi, và ha vùng đệm, trong đó đến 94% diện tích được che phủ và 22 % diện tích rừng nguyên sinh. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, có 136 loài cây rừng cho nhựa, dầu thuộc 96 chi, 43 họ thực vật bậc cao trong Vườn Quốc Gia Pù Mát. Có 7 loài thực vật thuộc nhóm này là loài quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt nam (2007) và danh lục đỏ của IUCN, chúng vẫn đang bị khai thác quá mức để xuất khẩu trái ngạch sang thị trường Trung Quốc. Hiểu biết của người dân và cán bộ quản lí địa phương về các loài cây cho dầu và nhựa còn rất hạn chế, rất ít quan tâm để việc quản lí, khai thác bền vững, đó là nguyên nhân chính dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Từ khóa: Vườn Quốc Gia Pù Mát, cây cho nhựa, dầu. 1. MỞ ĐẦU Từ xưa đến nay, tài nguyên rừng vẫn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân miền núi, đặc biệt các đồng bào dân tộc thiểu số, họ khai thác cây rừng để làm nhà, để ăn, để chăn nuôi, để mặc, để làm cảnh và để chữa bệnh. Trải qua nhiều thế hệ, tri thức và kinh nghiệm của họ đối với việc khai thác và sử dụng lâm sản ngày càng phong phú, đặc sắc và giá trị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi nhiều loại cây rừng được thu mua với số lượng lớn để bán sang Trung Quốc thì mọi việc đã thay đổi. Nhiều loài có giá trị đã bị khai thác đến cạn kiệt, nhiều loài quý, hiếm nay không còn nữa. Trong nhiều năm gần đây, ở khu vực Vườn Quốc Gia (VQG) Pù Mát, có khá nhiều nghiên cứu khoa học về cây rừng có giá trị sử .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN