tailieunhanh - Ebook Người Nhật: Phần 2 - NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

Sau đây là phần 2 của cuốn sách. Nội dung phần này tập trung vào thiền trong đời sống Nhật Bản: thiền trong nghệ thuật, tâm lý giới quản lý Nhật hay các loại võ thuật Nhật Bản. . | CHƯƠNG III THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI NHẬT Nói tới từ Thiền (Zen), ta thường liên tưởng ngay tới một tông phái của Phật giáo là Thiền tông. Nhưng số tín đồ cả ba chi phái chính của Thiền tông ở Nhật - Soto, Rinzai, Obaku - chỉ chiếm vào khoảng 10% dân số. Tuy vậy, thế giới quan của Thiền lại ảnh hưởng rộng khắp trên cư dân đảo quốc này. Cho nên, trong cơ cấu của Thiền , ta phải thừa nhận vừa là một nền tảng tôn giáo, vừa là một triết lý sống, đồng thời cả những tinh hoa về xã hội và tâm lý, vốn gắn chặt với những khía cạnh sinh hoạt khác nhau của người dân ở đây. Trong trường hợp cuối cùng, cần phải nói tới chủ thuyết Thiền như là lối sống của người Nhật. Các ý niệm tôn giáo phần nhiều đều lùi xuống hàng thứ yếu, nhường chỗ cho những tập quán cụ thể về cách xử thế và cách tư duy. Chủ thuyết chính của Thiền , do thâm nhập sâu vào nhiều khía cạnh của thực tại Nhật Bản, nên chỉ còn giữ lại một vài điểm tương đồng rất mờ nhạt với Phật giáo cổ đại. Còn về nội dung của Thiền thì thực chất chính là con đẻ của nền văn minh Phù Tang. Các ý niệm của Thiền đã ăn sâu vào thói quen, tập quán và tình cảm của dân tộc Nhật tới mức đã trở thành tiềm thức, được mọi người chấp nhận một cách hiển nhiên, tựa như nước uống, cơm ăn hàng ngày. Vào những năm hậu chiến, triết lý Thiền còn bắt đầu lan sang xã hội học, tâm thần học và tâm lý học ứng dụng hiện đại Nhật. 1. VỀ CỐT LÕI CỦA THIỀN Từ Zen (Thiền) của tiếng Nhật vốn bắt nguồn từ Dhyàna (tĩnh lự, chiêm nghiệm, dốc hết tâm trí để phát giác các chân lý sâu xa) của Phạn ngữ (sanskrit) mà ra. Lúc đầu, từ này được người Trung Hoa phiên thành Chian . Về sau, vào đến Nhật Bản, âm đó được chuyển thành Zen cho phù hợp với qui tắc ngữ âm tiếng Nhật. Người ta cho rằng sư tổ của tông phái Phật giáo Chian này là đức Bodhidharma (Bồ Đề Đạt Ma), ông tổ thứ 28 của đạo Phật tại Ấn Độ, đến tỉnh Quảng Đông vào năm 520. Một số nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo bác bỏ giả thuyết đó. Theo họ, vị sư tổ này phải hành đạo từ sau thế kỷ thứ IX, khi tông phái

TỪ KHÓA LIÊN QUAN