tailieunhanh - Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - Từ quy định đến thực tiễn

Bài viết trình bày vấn đề pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam. Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm. Các luật này điều chỉnh ít nhiều đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại các ngân hàng thương mại liên quan đến hoạt động sáp nhập. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 32, Số 3 (2016) 81-88 Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - Từ quy định đến thực tiễn Phan Ngọc Hà* Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Sài Gòn, 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, Hồ Chí Minh, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 7 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam được quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm. Các luật này điều chỉnh ít nhiều đến việc thành lập, hoạt động và tổ chức lại các ngân hàng thương mại liên quan đến hoạt động sáp nhập. Tuy nhiên, pháp luật về sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập như chưa làm rõ khái niệm, đặc điểm sáp nhập ngân hàng thương mại; chưa quy định cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện sáp nhập; định giá tài sản; hợp đồng sáp nhập; trình tự, thủ tục sáp nhập; hệ quả pháp lý và giải quyết tranh chấp hậu sáp nhập; xử lý nợ xấu Vì vậy, cần bổ sung những bất cập này tại Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật liên quan để thống nhất về khung pháp lý chung nhất được quy định cụ thể trong các văn bản luật. Từ khóa: Sáp nhập, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương mại cổ phần, các tổ chức tín dụng. 1. Dẫn nhập∗ nhập ngân hàng thương mại được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện sáp nhập ngân hàng thương mại” [1]. Ở Việt Nam giai đoạn từ đầu năm 2008 đến hết năm 2012, hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) phát triển rất nhanh về số lượng, mạng lưới hoạt động các Chi nhánh và Phòng giao dịch trải đều khắp cả nước kể cả ở những vùng sâu, vùng xa; góp phần phát triển, tăng trưởng nền kinh tế đất nước. Bên cạnh với tốc độ phát triển, các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.