tailieunhanh - Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam

Bài viết tập trung vào giới thiệu và phân tích các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Anh và so sánh với hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam; từ đó rút ra các nhận định mang tính gợi mở để góp phần hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ ̣p 31, Số 4 (2015) 56-64 Hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội: Kinh nghiệm nước Anh và một số gợi mở cho Việt Nam Phan Thị Thanh Thủy* Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 06 tháng 5 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 28 tháng 5 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 18 tháng 6 năm 2015 Tóm tắt: Doanh nghiệp xã hội được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp 2014. Để thành lập, doanh nghiệp xã hôi phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Các quy định này đang bộc lộ tính bất hợp lý, cần phải bổ sung sửa đổi. Bài báo tập trung vào giới thiệu và phân tích các hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Anh và so sánh với hình thức pháp lý của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam; từ đó rút ra các nhận định mang tính gợi mở để góp phần hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam. Từ khóa: Doanh nghiệp xã hội, hình thức pháp lý, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, Anh, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề nhiều vấn đề cần được quan tâm, giải quyết về tính phù hợp của những hình thức pháp lý nói trên với hướng phát triển của DNXH nước ta; và pháp luật cần có những quy định gì để giúp các doanh nhân xã hội chọn được mô hình pháp lý phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp, hoàn cảnh thực tế, để kinh doanh có hiệu quả và đóng góp được nhiều hơn cho xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật kinh doanh Việt Nam, doanh nghiệp xã hội (DNXH) được chính thức ghi nhận như một mô hình kinh doanh mới trong Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN 2014). Theo quy định của luật này, để thành lập DNXH, nhà đầu tư (các doanh nhân xã hội) phải lựa chọn một trong các hình thức pháp lý là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CP), công ty hợp danh (HD) hoặc doanh nghiệp tư nhân để đăng ký thành lập như các doanh nghiệp thông thường ở Việt Nam. Quy định này đang .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.