tailieunhanh - Cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm và thực tiễn ở Việt Nam
Bài viết phân tích vị trí, vai trò của Nhà nước và các thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm, sự cần thiết của cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà nước và các thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm, đồng thời liên hệ với thực tiễn Việt Nam, từ đó có những kiến nghị hoàn thiện cơ chế này. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 27‐41 Cơ chế phối hợp giữa Nhà nước và các thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm và thực tiễn ở Việt Nam Trịnh Tiến Việt* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 4 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 5 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 5 năm 2014 Tóm tắt: Bài viết phân tích vị trí, vai trò của Nhà nước và các thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm, sự cần thiết của cơ chế phối hợp hoạt động giữa Nhà nước và các thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm, đồng thời liên hệ với thực tiễn Việt Nam, từ đó có những kiến nghị hoàn thiện cơ chế này. Từ khóa: Kiểm soát xã hội đối với tội phạm; Nhà nước; các thiết chế xã hội. 1. Vị trí, vai trò của Nhà nước và các thiết chế xã hội trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm∗ cùng mục đích chung là ngăn ngừa và hạn chế tội phạm trong xã hội. - Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm. Theo định nghĩa của Từ điển, Nhà nước được hiểu là: “bộ máy tổ chức chính trị của một xã hội, đứng đầu là Chính phủ, do giai cấp nắm chính quyền thành lập để điều hành, quản lý đất nước duy trì quyền lợi, địa vị của mình” [1] hoặc dưới góc độ Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nhà nước là: “một tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy thực hiện cưỡng chế và quản lý xã hội” [2]; Phân tích hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm cho thấy, Nhà nước và các thiết chế xã hội đều có vai trò là chủ thể tiến hành hoạt động kiểm soát tội phạm. Một bên là chính thức, một bên là không chính thức. Một bên là trách nhiệm đương nhiên. Một bên là trách nhiệm xã hội. Một phía là có bộ máy làm việc được chi trả để làm việc. Một bên không có chi phí. Kết quả, hiệu quả kiểm soát tội phạm thể hiện chính thức, còn bên kia thì không thể hiện chính thức. Chính vì vậy, vị trí, vai trò của các chủ thể .
đang nạp các trang xem trước