tailieunhanh - Hiệp định Trips: Những tác động tới quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Hình sự năm 1999
Trong bài viết tác giả đưa ra những phân tích về các yêu cầu liên quan đến biện pháp hình sự bảo vệ quyền SHTT trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT 1994 - Agreement on trade-related aspects of intellectual property rights 1994 (TRIPS), đánh giá sự tương thích của các quy định về tội phạm liên quan đến SHTT trong BLHS hiện hành của Việt Nam với các yêu cầu của TRIPS. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tội phạm liên quan đến quyền SHTT trong BLHS 1999. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 2 (2014) 1‐11 NGHIÊN CỨU Hiệp định Trips: Những tác động tới quy định về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Hình sự năm 1999 Nguyễn Thị Quế Anh* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 01 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 4 năm 2014; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 6 năm 2014 Tóm tắt: Trong bài viết tác giả đưa ra những phân tích về các yêu cầu liên quan đến biện pháp hình sự bảo vệ quyền SHTT trong Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT 1994 Agreement on trade-related aspects of intellectual property rights 1994 (TRIPS), đánh giá sự tương thích của các quy định về tội phạm liên quan đến SHTT trong BLHS hiện hành của Việt Nam với các yêu cầu của TRIPS. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra một số kiên nghị nhằm hoàn thiện các quy định về tội phạm liên quan đến quyền SHTT trong BLHS 1999. Từ khóa: Quyền sở hữu trí tuệ (IPR), tội phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ. Đề dẫn∗ cùng với các công cụ khác, sự tồn tại của các biện pháp hình sự nhằm chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT cho thấy tính chất khác biệt trong thực thi quyền SHTT với thực thi quyền sở hữu thông thường khác. Sau những nỗ lực cải cách trên nhiều phương diện, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với những cam kết trong nhiều lĩnh vực, trong đó có SHTT. Với vị thế của một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự nhằm tạo dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, tương thích cho việc thực thi các cam kết WTO là một yêu cầu mang tính tất yếu và khách quan. Sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia. Quyền SHTT mang tính chất tổng hợp và tương đối phức tạp. Do vậy, để bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền đòi hỏi việc xác lập hệ thống pháp luật hài hòa, tương tác
đang nạp các trang xem trước