tailieunhanh - Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại
Bài viết tập trung phân tích các vấn đề chính như sau: Về vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền đối với biển và hải đảo, bài viết đã nêu ra các loại hình tranh chấp về chủ quyền đối với biển và hải đảo chủ yếu hiện nay, đặc biệt là tại Biển Đông: tranh chấp về phân định biển, tranh chấp đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tranh chấp phát sinh từ các hoạt động khai thác và sử dụng biển và tranh chấp liên quan tới tham vọng “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 3 (2015) 11-25 Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại Nguyễn Bá Diến* Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 18 tháng 7 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 21 tháng 8 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 9 năm 2015 Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích các vấn đề chính như sau: Về vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền đối với biển và hải đảo, bài viết đã nêu ra các loại hình tranh chấp về chủ quyền đối với biển và hải đảo chủ yếu hiện nay, đặc biệt là tại Biển Đông: tranh chấp về phân định biển, tranh chấp đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; tranh chấp phát sinh từ các hoạt động khai thác và sử dụng biển và tranh chấp liên quan tới tham vọng “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) của Trung Quốc. Đồng thời, bài viết cũng đề cập đến cơ sở pháp lý trong luật pháp quốc tế áp dụng cho giải quyết các tranh chấp về biển và hải đảo, như là: các điều ước quốc tế song phương và đa phương, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, án lệ; các học thuyết, ý kiến, quan điểm của các nhà luật học nổi tiếng, nghị quyết của các tổ chức quốc tế, pháp luật quốc gia. Một nội dung quan trọng khác của bài viết là nhằm chỉ ra các phương thức được sử dụng chủ yếu nhằm giải quyết các tranh chấp quốc tế về biển và hải đảo: đàm phán; trung gian và hòa giải; tòa án và trọng tài và nêu bật tính chất ưu việt của các phương thức này trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông hiện nay. Từ khóa: Luật quốc tế, đường lưỡi bò, tranh chấp Biển Đông. là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, hoặc bất kỳ vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực biển, đảo phát sinh trong quan hệ giữa các bên hữu quan. Để giải quyết tranh chấp quốc tế hay tranh chấp về chủ quyền biển, đảo đều phải tuân thủ các căn cứ pháp lý chung được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, các điều ước quốc tế hoặc được thực tiễn (án lệ) quốc tế thừa nhận
đang nạp các trang xem trước