tailieunhanh - Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Sản xuất sắn hàng hóa tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Đề tài nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm phát triển sản xuất sắn theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả cao và bền vững, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn xuất khẩu, cho chế biến thủ công và sơ chế, phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. | PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây sắn đã được sản xuất từ lâu đời ở Thừa Thiên Huế, là cây trồng quen thuộc của người nông dân, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho một bộ uế phận người dân ở những vùng nông thôn, làm thức ăn chăn nuôi,. có thời kỳ cây tế H sắn đã trở thành một trong những cây lương thực chính của các địa phương trong tỉnh nhưng chưa có sự quan tâm đúng mức. Sản xuất sắn mang tính hàng hóa rõ nét, phục vụ cho công nghiệp chế biến tinh bột sắn chỉ mới chính thức được qui hoạch phát triển trong qui hoạch chung của h ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế từ năm 2003 đến nay và từng bước trở thành in cây chủ lực theo hướng sản xuất hàng hóa ở nhiều vùng trên địa bàn tỉnh. cK Cùng với sự ra đời của Nhà máy Tinh bột sắn FOCOCEV Thừa Thiên Huế, sản xuất sắn hàng hóa phục vụ công nghiệp chế biến ngày càng được phát triển, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng về đất đai, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn họ định cho một bộ phận người dân nông thôn, tạo được một sản phẩm cây trồng ở những vùng còn khó khăn có thị trường tiêu thụ, góp phần xóa đói, giảm nghèo của Đ ại người dân vùng gò đồi, vùng đất cát nội đồng các địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thị trường hàng hóa sắn từ đó đã phổ biến ở các địa phương có trồng sắn với nhiều loại hình dịch vụ, hàng hóa, thành phẩm theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. ng Tuy nhiên sản xuất sắn hàng hóa của Thừa Thiên Huế trong thời gian qua còn bộc lộ một số tồn tại: năng suất thấp, hệ thống dịch vụ chậm phát triển, hiệu quả ườ sản xuất thấp và tính bền vững chưa cao. Để sắn xuất sắn hàng hóa trở thành một trong những nguồn thu nhập ổn định, Tr giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người sản xuất ở những vùng khó khăn về đất đai, các vùng gò đồi, miền núi, vùng cát nội đồng. của Thừa Thiên Huế, việc bảo đảm hiệu quả ổn định cho sản xuất sắn theo hướng sản xuất hàng hóa là điều rất quan trọng hiện nay trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Thừa Thiên .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.